Chữa tiêu chảy bằng vị thuốc từ cây sim, bạn đã biết bài thuốc này chưa?

Thứ Ba, 15:21:02 27/11/2018
Cây sim là loại cây nhỏ chỉ cao 1-2m, mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi, nhất là những nơi đồi trọc miền trung du. Cây thường xanh, lá đối nhau, hình bầu dục dài 3-6cm, hoa 5 cánh sắc đỏ, quả hình tròn lúc chín màu tím sẫm có vị ngọt và thơm. Toàn bộ cây sim đều được dùng làm thuốc: rễ chữa bệnh đau tim, lá chỉ đau, tán nhiệt độc, cầm huyết, rút mủ, sinh da non; quả ăn được, làm rượu bổ; nụ chữa tiêu chảy.

Làm thuốc bổ: Quả sim dùng để ăn; hoặc để chế rượu như rượu nho có màu rất đẹp, dùng để uống. Một số nơi còn dùng quả sim chín đồ lên như đồ xôi, rồi phơi khô để dành dùng dần phụ nữ sau khi sinh thiếu máu hoặc người bệnh ốm lâu ngày bị suy nhược cơ thể thì dùng khoảng 40g sắc uống. Một phương thuốc khác thì đem sắc chung quả sim khô với đậu đen sâm đại hành, lá dâu non (3 thứ đã sao kỹ) làm thuốc bổ uống bồi dưỡng cơ thể.

Búp và lá Sim non được dùng chữa đau bụng tiêu chảy kiết lỵ Lá còn là thuốc cầm máu chữa vết thương chảy máu Quả sim chín ăn được, dùng chế rượu, chữa thiếu máu lúc có mang, suy nhược khi mới ốm dậy lòi dom ù tai di tinh phụ nữ băng huyết. Rễ sim chữa tử cung xuất huyết cơ năng đau xương, lưng gối yếu mỏi viêm thấp khớp Rễ, lá và quảRễ, lá và trái sim được dùng làm dược liệu trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, có tác dụng bổ huyết, an thai.

Chữa tiêu chảy: Ở miền núi và trung du nước ta, nhân dân vẫn thường dùng búp và lá sim non mỗi ngày 20-30 búp dưới dạng thuốc sắc chữa tiêu chảy hoặc đi lỵ. Một số nơi còn dùng búp sim phối hợp với búp ổi (hoặc vỏ ổi giộp), riềng, chữa tiêu chảy rất có hiệu quả.

Ngoài ra, người ta còn lấy quả và lá sim tươi giã nát đắp vào nơi bị đau Hoặc dùng lá sim sắc lấy nước dùng rửa vết thương, vết loét ở ngoài da cho mau lành. 

Đỗ Thị Hân

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới