Bệnh nhân có được dùng thuốc chữa Basedow liều cao kéo dài?

Thứ bảy, 12:30:08 11/08/2018
Bệnh Basedow khá thường gặp ở phụ nữ, nhất là phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 21-30.

Gần đây tôi thấy mình vẫn ăn uống bình thường nhưng lại sụt cân, hay hồi hộp, cáu gắt nên đã đi khám, được bác sĩ cho biết bị Basedow và cho thuốc điều trị là carbimazole. Nhưng tôi nghe nói, nếu ngừng thuốc này thì có khả năng tái phát bệnh. Xin hỏi quý báo, tôi có nên dùng carbimazole kéo dài không?

Bệnh Basedow khá thường gặp ở phụ nữ nhất là phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 21-30. Bệnh thường có biểu hiện của hội chứng cường giáp với các triệu chứng gầy sút cân mặc dù ăn uống bình thường hoặc ăn nhiều, nhịp tim nhanh thường xuyên (hơn 90 lần/phút, tiếng tim đập mạnh) huyết áp tăng, xuất hiện bướu cổ lan tỏa, run đầu chi, mắt lồi, tính tình thất thường, hay cáu gắt hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm rối loạn sinh dục biểu hiện bằng suy giảm ham muốn tình dục rối loạn kinh nguyệt

 

Để điều trị bệnh lý này, bác sĩ thường áp dụng ba biện pháp chính là dùng thuốc xạ trị và phẫu thuật thuốc carbimazole thuộc nhóm thuốc kháng giáp, dẫn chất thioimidazol. Hầu hết các trường hợp dùng thuốc sẽ cải thiện triệu chứng sau 1-3 tuần, chức năng tuyến giáp trở về bình thường sau 1-2 tháng điều trị, tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn đạt 60-70% sau 12-18 tháng điều trị.

Thông thường, để điều trị bệnh Basedow với carbimazol, người bệnh sẽ được điều trị liều cao khi mới bắt đầu và khi hoạt động của tuyến giáp trở về bình thường thì sẽ được giảm liều cho đến liều thấp nhất mà vẫn giữ được chức năng tuyến giáp bình thường.

Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây tái phát bệnh sau khi ngừng điều trị khoảng một năm do thuốc không ức chế được hoàn toàn căn nguyên tự miễn.

Theo thư bạn hỏi, chúng tôi hiểu là bạn muốn dùng thuốc liên tục, kéo dài hơn chỉ định của bác sĩ với liều điều trị vì lo lắng bệnh tái phát nên chúng tôi khuyên bạn không nên làm như vậy.

Nguyên nhân là do nếu dùng carbimazol liều cao và thời gian dùng quá dài sẽ dễ gây ra tình trạng suy tuyến giáp tiên pháp với những biểu hiện như mệt mỏi kéo dài, giảm khả năng gắng sức táo bón nhịp tim chậm trầm cảm vận động chậm chạp trí nhớ giảm...

Nếu bạn vẫn quá lo lắng về tình trạng bệnh của mình thì nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ điều trị để có biện pháp khắc phục phù hợp hay có thể áp dụng phương pháp điều trị khác như xạ trị hay phẫu thuật.

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới