Thuốc điều trị loãng xương nào tốt nhất, hiệu quả nhất?

Thứ Hai, 16:47:06 20/08/2018
Hiện nay có nhiều người bị loãng xương cần điều trị bằng thuốc Song do phải điều trị lâu dài nên nhiều bệnh nhân đã tự ý dừng thuốc uống thuốc không liên tục... nên bệnh không đỡ, thậm chí gặp nhiều tác dụng không mong muốn. Vậy, các loại thuốc điều trị loãng xương nào mang lại hiệu quả?

Không thể tùy tiện sử dụng thuốc điều trị loãng xương

Không thể tùy tiện sử dụng thuốc điều trị loãng xương

Thuốc điều trị loãng xương

– Kết hợp canxi và vitamin D3

Trong mọi phác đồ, luôn phải cung cấp đủ canxi trung bình 1000mg mỗi ngày. Nếu chế độ ăn không đủ, cần cung cấp canxi dưới dạng thuốc Người nhiều tuổi nên uống kết hợp canxi 1000mg và vitamin D3 800UI hàng ngày để dùng thuốc điều trị loãng xương hiệu quả nhất.

– Nhóm biphosphonat

Hiện được coi là nhóm thuốc có hiệu quả nhất trong điều trị loãng xương Thuốc có hoạt tính kháng hủy xương với sự giảm tiêu xương. Thuốc luôn kết hợp với canxivitamin D. Khi chỉ số T-score < -2,5 nên dùng nhóm này.

+ Fosamax (Alendronat) viên 10mg, ngày uống 1 viên; Foxamax viên 70mg, hộp 4 viên, tuần uống 1 viên.

+ Fosamax Plus 70mg/1800UI (Alendronate 70mg và Colecalciferol 1800 UI), hộp 4 viên, uống tuần 1 viên.

+ Actonel (Risedronat) viên 5mg, ngày uống 1 viên; Actonel viên 35mg, tuần uống 1 viên.

Các thuốc điều trị loãng xương nhóm này uống lúc đói và không được nằm sau uống thuốc ít nhất 30 phút để tránh trào ngược dạ dày thực quản

+ Aredia (Pamidronat) ống 30mg. Thuốc này thường chỉ định trong loãng xương nặng cho các nguyên nhân gây tăng canxi máu như cường cận giáp ung thư di căn dương, đa u tủy xương… Còn được chỉ định biệt ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh có lún xẹp đốt sống nhiều. Liều dùng 2 -3 ống, truyền tĩnh mạch cả liều 1 lần hoặc mỗi ngày 1 ống. Tùy theo tình trạng loãng xương mà chỉ định liều tiếp theo (6 đến 12 tháng).

+ Aclasta (Acid zolendronat) chai 5mg/100ml. Cơ chế tác dụng chống hủy xương. Hiệu quả của Aclasta làm giảm tỷ lệ gãy xương hông, xương đốt sống cổ (lún xẹp đốt sống) và giảm gãy các loại xương khác; tăng mật độ chất khoáng của xương; phòng ngừa gãy xương lâm sàng tái phát sau gãy xương hông ở cả nam và nữ. Thuốc điều trị loãng xương cũng có hiệu quả giảm đau cột sống nhanh chóng trong các trường hợp lún xẹp đốt sống do loãng xương.

Chỉ định của Aclasta: điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc loãng xương ở nam giới.

Liều dùng: mỗi năm truyền tĩnh mạch 1 chai. Cần đảm bảo bệnh nhân không có giảm canxi máu trước khi truyền, có thể uống 800 – 1200mg canxi và 800UI vitamin D vài ngày trước khi dùng thuốc

– Calcitonin

thuốc điều trị loãng xương duy nhất có tác dụng giảm đau Chỉ định trong trường hợp mới gãy xương, loãng xương nhẹ, dự phòng loãng xương do dùng corticoid

Rocalcic 100UI, tiêm bắp ngày 1 ống; Miacalcic 50UI, tiêm bắp ngày 1 ống.

– SERM (Seletive estrogen receptor modifiers)

Đây là chất điều hòa thụ thể estrogen do đó có tác dụng ức chế hủy xương tương tự như estrogen Được coi như trị liệu hormon thay thế, song không phải là hormon nên tránh được các tác dụng phụ của hormon như tăng sinh ung thư nội mạc tử cung ung thư buồng trứng…

Raloxifene-Bonmax, Evista viên 60mg, ngày uống 1 viên.

– Các steroid tăng đồng hóa

Gồm các dẫn xuất tổng hợp androgen. Hiện thuốc điều trị loãng xương này không được dùng ở Pháp, Mỹ, tuy nhiên vẫn được dùng ở một số nước khác. Thuốc có dầu nên cần tiêm bắp sâu.

Durabolin 25mg, tiêm tuần 1 ống; Deca-Durabolin 50mg mỗi 3 tuần tiêm 1 ống.

Cần bổ sung vitamin D trong khi điều trị loãng xương

Cần bổ sung vitamin D trong khi điều trị loãng xương

– Liệu pháp hormon thay thế

Hiện nay được cho là chỉ có lợi ích về mặt sinh dục mà ít hiệu quả trong dự phòng loãng xương sau mãn kinh.

+ Estrogen với progesteron: Chỉ định với loãng xương sau mãn kinh. Nếu đã cắt tử cung thì chỉ cần dùng estrogen đơn độc.

+ Hormon tổng hợp: Tibolon (Livial 2,5mg)

+ Nội tiết tố sinh dục nam: được chỉ định dự phòng loãng xương ở nam giới.

– Hormon cận giáp trạng (PTH 1-34)

Thuốc điều trị loãng xương mới nhất hiện nay. Đây được coi là thuốc đầu tiên có khả năng tạo xương. Thuốc làm giảm 65% nguy cơ loãng xương đốt sống và 54% nguy cơ loãng xương ngoài đốt sống sau 18 tháng điều trị. Chống chỉ định với các trường hợp loãng xương có nguy cơ ung thư vì thuốc gây ung thư ở chuột thực nghiệm.

Forsteo liều dùng 20 – 40µg/ ngày, tiêm dưới da ngày 1 lần.

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới