Thuốc chữa chứng ra mồ hôi nhiều, hãy tham khảo, phòng khi cần

Thứ Hai, 13:50:03 16/07/2018
Khi nhiệt độ cơ thể tăng (do sốt, vận động thể lực hoặc ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, nhất là vào mùa hè), hệ thần kinh thực vật sẽ kích hoạt các tuyến mồ hôi giúp làm mát cơ thể. Tuy nhiên, ở khoảng 5% dân số thế giới, cơ chế làm mát này của cơ thể hoạt động quá đến mức gây bệnh ra mồ hôi nhiều (hyperhidrosis) khiến bệnh nhân khó chịu và ảnh hưởng đến sự tự tin, các mối quan hệ, thậm chí cả công việc của họ.

Hai loại bệnh lý ra mồ hôi nhiều

Bệnh ra mồ hôi nhiều được chia làm hai loại, đó là ra mồ hôi nhiều nguyên phát và thứ phát.

Ra mồ hôi nhiều nguyên phát là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không phải do một bệnh lý khác gây ra, cũng không phải là do một phản ứng bất lợi của thuốc. Kiểu đổ mồ hôi này có thể xảy ra ở một số khu vực nhất định của cơ thể (nách, chân, tay, mặt, đầu...) và thường tương đối “đối xứng”, có nghĩa là cả hai bên trái và bên phải của cơ thể đều bị.

Ra mồ hôi nhiều nguyên phát thường bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc tuổi vị thành niên (trước năm 25 tuổi). Và mặc dù những bệnh nhân này bị ra mồ hôi nhiều ít nhất mỗi tuần một lần, song họ thường không bị đổ mồ hôi nhiều trong khi ngủ. Các bác sĩ cho rằng, ra mồ hôi nhiều nguyên phát có thể di truyền và nhiều thành viên trong một gia đình sẽ cùng mắc bệnh.

Ra mồ hôi nhiều thứ phát. Bệnh này là do một bệnh lý khác (cường giáp, cường tuyến yên tiểu đường chấn thương tủy sống tăng sinh tủy viêm khớp căng thẳng thần kinh, rối loạn hệ tạo máu...) hoặc là tác dụng không mong muốn của một loại thuốc nào đó mà bệnh nhân sử dụng (amlodipine, atorvastatin acyclovir albutenol bacitracin ciprofloxacin citalopram fentanyl glipizide...) gây ra.

Không giống với ra mồ hôi nhiều nguyên phát, những người bị chứng ra mồ hôi nhiều thứ phát thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành và bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi trên diện tích cơ thể lớn hơn đồng thời có thể bị đổ mồ hôi ngay trong khi ngủ.

Các thuốc điều trị bệnh

Thuốc dùng ngoài: Cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều là sử dụng thuốc bôi hoặc xịt chống tiết mồ hôi có chứa nhôm hydroxyd hoặc muối nhôm (chlorid, sulfat).

Cơ chế tác dụng của các thuốc này là làm sừng hóa gây tắc ống tiết mồ hôi và làm teo các tế bào tiết mồ hôi. Một số chế phẩm loại này gồm có lutsine, dermagor, etiaxil, driclor... Mặc dù cách sử dụng đơn giản, nhưng bệnh nhân phải dùng chế phẩm chứa nhôm nhiều lần mỗi ngày và có nguy cơ bị kích ứng da khi bôi.

Nếu những sản phẩm dùng ngoài kể trên không có hiệu quả, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc uống hoặc tiêm sau:

Clostridium botulinum type A (botox): Tiêm botox là một lựa chọn điều trị khác cho bệnh ra mồ hôi nhiều.

Botox đã được FDA chấp thuận để điều trị ra mồ hôi nhiều trong khoảng 15 năm trở lại đây với tác dụng ngăn dẫn truyền xung động thần kinh của acetylcholine. Botox được dùng trong điều trị tăng tiết mồ hôi ở tay, chân, nách, vùng trán và ngực.

Sau khi tiêm thuốc từ 3-7 ngày, người bệnh sẽ thấy sự tăng tiết mồ hôi giảm dần. Với mũi tiêm lần đầu, hiệu quả giảm tiết mồ hôi có thể kéo dài từ 7-9 tháng. Và đến lần tiêm thứ hai hiệu quả có thể kéo dài tới 1 năm. Tuy nhiên, tiêm botox gây đau giá thành để điều trị lại không rẻ.

Thuốc kháng cholinergic: Khi đã dùng thuốc chống tiết mồ hôi và điều trị tiêm botox không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê thuốc kháng cholinergic dùng đường uống như: glycopyrolate, oxybutynin, benzotropine, propantheline... Cơ chế tác dụng của các thuốc kháng cholinergic là giúp ngăn cản sự hoạt hóa của tuyến mồ hôi.

Nhưng tác dụng ức chế tuyến tiết này là không chọn lọc, vì vậy chúng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như khô miệng mắt mờ tim đập nhanh táo bón tiểu ít Do đó cần thận trọng khi kê cho bệnh nhân, đặc biệt là với bệnh nhân trên 65 tuổi.

Một số lưu ý khác

Nên mặc quần áo làm bằng các loại vải nhẹ, thoáng khí như bông và lụa. Đồng thời mang thêm áo, tất dự phòng để thay khi cần thiết nếu phải hoạt động ở nơi nhiệt độ cao.

Tắm rửa hàng ngày bằng xà phòng kháng khuẩn để kiểm soát vi khuẩn có thể cư trú trên da và gây mùi khó chịu. Lau khô cơ thể hoàn toàn trước, sau đó dùng thuốc chống ra mồ hôi nhiều tại chỗ.

Sử dụng thêm miếng lót giày khử mùi để hấp thụ mồ hôi.

Uống đủ nước, tránh mất nước - nhất là vào mùa hè.

Hạn chế ăn thức ăn cay, gia vị có mùi và uống đồ cay nóng như trà, cà phê rượu Những đồ ăn thức uống này sẽ khiến tình trạng đổ mồ hôi nặng hơn và có mùi khó chịu hơn.

Học cách thư giãn giảm stress tập yoga tập thiền hoặc thôi miên vì stress là một trong những yếu tố gây kích thích tiết mồ hôi.

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:19 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới