Tamiacin 1g và một số thông tin cơ bản bạn nên chú ý

Thứ Ba, 09:46:08 23/10/2018
Tamiacin 1g được chỉ định trong các nhiễm trùng nặng không đáp ứng với penicillin, cephalosporin và các kháng sinh khác... Dưới đây là một số thông tin về thuốc bạn có thể tham khảo.

Tamiacin 1g và một số thông tin cơ bản

1. Thành Phần

Vancomycin: 1g.

Quy Cách: Hộp 1 lọ.

2. Chỉ định

- Trong các nhiễm trùng nặng không đáp ứng với penicillin cephalosporin và các kháng sinh khác.

- Điều trị các nhiễm trùng nguy hiểm và nặng gây bởi các chủng tụ cầu khuẩn kháng methicillin: Viêm nội tâm mạc; Nhiễm trùng máu; Nhiễm trùng xương; Nhiễm trùng đường hô hấp dưới; Nhiễm trùng da và cấu trúc da; Nhiễm trùng bệnh viện

Tamiacin 1g và một số thông tin cơ bản

Tamiacin 1g và một số thông tin cơ bản

- Dự phòng viêm nội tâm mạc trước phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật phụ khoa và đường ruột.

- Nhiễm trùng hệ thần kinh: viêm màng não áp xe nhiễm trùng shunt.

- Biến chứng nhiễm khuẩn gram dương (chủ yếu là S. epidermidis) trong điều trị thẩm tách màng bụng lưu động liên tục.

3. Liều dùng và cách dùng

Vancomycin được truyền tĩnh mạch chậm để điều trị nhiễm khuẩn toàn thân thuốc rất kích ứng với mô nên không được tiêm bắp thuốc tiêm vào trong ống sống, não thất hoặc màng bụng chưa xác định được độ an toàn và tính hiệu quả.

Với người có chức năng thận bình thường:

- Người lớn: 500 mg cứ 6 giờ/lần hoặc 1g, cứ 12 giờ/lần.

- Viêm nội tâm mạc do tụ cầu: Phải điều trị ít nhất 3 tuần.

- Để phòng viêm nội tâm mạc ở người bệnh dị ứng penicillin có nguy cơ cao khi nhổ răng hoặc thủ thuật ngoại khoa khác, có thể cho 1 liều duy nhất 1 g vancomycin truyền tĩnh mạch trước khi làm thủ thuật, cùng với gentamicin tĩnh mạch. Nếu người bệnh phải phẫu thuật đường tiêu hoá hoặc tiết niệu - sinh dục, cho thêm 1 liều các thuốc đó sau 8 giờ.

- Trẻ em: 10 mg/kg, cứ 6 lần/giờ.

- Trẻ sơ sinh: liều đầu tiên 15 mg/kg, tiếp theo là 10 mg/kg, cứ 12 giờ/lần trong tuần đầu tuổi và cứ 8 giờ/lần các tuần sau cho tới 1 tháng tuổi.

- Phòng viêm nội tâm mạc ở bệnh nhi có nguy cơ cao bị dị ứng với penicillin cần nhổ răng hoặc thủ thuật ngoại khoa khác: 20 mg/kg bắt đầu 1 giờ trước khi làm thủ thuật lặp lại 8 giờ sau.

- Phẫu thuật dạ dày ruột hoặc đường tiết niệu - sinh dục: 20 mg/kg bắt đầu 1 giờ trước khi tiến hành phẫu thuật, và kèm với gentamicin 2 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch bắt đầu nữa giờ tới 1 giờ trước khi phẫu thuật. Tiêm lại 2 thuốc đó sau 8 giờ.

Với người có chức năng thận suy giảm và người cao tuổi:

- Liều lượng cần được thay đổi ở người có chức năng thận suy giảm, ở trẻ đẻ non và người cao tuổi. Nên định kỳ đo lường nồng độ vancomycin trong huyết thanh vì thuốc có tích tụ, nhất là khi dùng kéo dài.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc

Liều dùng và cách sử dụng thuốc

- Nếu đo hoặc tính được chính xác độ thanh thải creatinin thì liều lượng với đa số người bệnh bị tổn thương thận có thể tính theo tốc độ lọc cầu thận ml/phút (gấp khoảng 15 lần tốc độ lọc cầu thận ml/phút). Ví dụ độ thanh thải của creatinin là 100 ml/phút, thì liều vancomycin trong 24 giờ bằng 1545 mg/24giờ.

- Liều đầu tiên không được dưới 15 mg/kg kể cả những người bị suy thận nhẹ và trung bình. Số liệu trên không có giá trị đối với người bệnh mất chức năng thận. Đối với người bệnh loại này liều đầu tiên 15 mg/kg và để duy trì nồng độ cần cho liều 1,9 mg/kg/24 giờ. Và sau đó cứ từ 7 đến 10 ngày dùng 1 liều 1 g.

4. Chống chỉ định

Người có tiền sử dị ứng với thuốc.

5. Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ liên quan đến truyền dịch: trong lúc hay sau khi truyền vancomycin với tốc độ nhanh, bệnh nhân có thể bị phản ứng giống phản vệ, bao gồm hạ huyết áp thở khò khè khó thở mề đay hay ngứa.

Truyền nhanh cũng có thể làm phần trên của người đỏ bừng hay cơ ngực và lưng bị đau và co thắt. Các phản ứng này thường mất trong vòng 20 phút hay có thể kéo dài nhiều giờ. Các trường hợp này sẽ hiếm xảy ra nếu truyền tĩnh mạch chậm trong 60 phút.

Hiếm khi suy thận mất thính lực chóng mặt hoa Mắt ù tai giảm tiểu cầu bạch cầu

Nguyễn Linh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:37 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới