Những người bị loãng xương uống thuốc gì giúp cải thiện mật độ xương?

Thứ Ba, 17:28:04 14/08/2018
Loãng xương là một bệnh lý mà mật độ khoáng chất của xương bị suy giảm, loãng xương diễn ra một cách âm thầm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hệ cơ xương, xương sẽ dần trở nên mỏng manh, chịu lực kém, dễ bị gẫy, bị xẹp. Loãng xương thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh do nội tiết bị suy giảm.

Do đó, loãng xương uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều phụ nữ tuổi mãn với mong muốn ngăn ngừa mắc phải tình trạng này.

Người bệnh luôn băn khoăn không biết bị loãng xương uống thuốc gì

Người bệnh luôn băn khoăn không biết bị loãng xương uống thuốc gì

Người bệnh loãng xương uống thuốc gì?

Đa số các trường hợp loãng xương cần điều trị là đều là những trường hợp loãng xươngphụ nữ mãn kinh và đã có biến chứng. Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là một quá trình sinh lý Chỉ điều trị loãng xương khi trọng lượng xương giảm trên 30% và chỉ số T-score DEXA ≤ 2,5, dẫn đến các biến chứng:

– Đau và hạn chế vận động cột sống cánh chậu, bả vai.

– Đau tái phát từng đợt, thường sau khi vận động nhiều, chấn thương nhẹ, thay đổi thời tiết

– Có nguy cơ gãy xương cao

– Đau kéo dài do chèn ép thần kinh

– Gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực…

gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi

– Giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người có tuổi.

Trong quá trình điều trị người bị loãng xương uống thuốc gì, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc điều trị loãng xương có sẵn trên thị trường như: Alendronate10mg (uống, hàng ngày), Alendronate 70mg (uống, hàng tuần) Calcitonin, Raloxifen 60mg (uống, hàng ngày), Risedronate 5mg (uống hàng ngày), Alendronate 70mg (uống hàng tuần), Risedronate 35mg (uống, hàng tuần). Kèm theo đó là kết hợp thuốc chống huỷ xương và thuốc tăng tạo xương theo một trong hai đơn sau: Bisphosphonate + Canxi và Vitamin D hoặc Calcitonin + Canxi và Vitamin D.

Người bị loãng xương cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người bị loãng xương cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bác sĩ cũng thường kết hợp hormone thay thế với các thuốc chống huỷ xương và thuốc tăng tạo xương. Tuy nhiên, các loại hormone thay thế có những tác dụng phụ có thể gãy nguy hiểm tới người bệnh.

hormone thay thế: Nếu băn khoăn loãng xương uống thuốc gì thì hãy sử dụng hormone thây thế strogen hoặc các chất tổng hợp có công thức và tác dụng gần giống estrogen như Raloxifen, EstroLife (chiết xuất từ mầm đậu tương). Sử dụng hormone thay thế trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ bị ung thư vú ung thư tử cung chảy máu tử cung…

 

– Bổ sung alendronate: Có tác dụng kìm hãm hoạt động của hủy cốt bào (osteoclast) làm giảm quá trình hủy xương, khiến cho các tế bào xương hư hoại không bị tiêu hủy mà vẫn tồn tại trong xương, tuy nhiên các tế bào xương này không còn hoạt động như bình thường mà trở thành một tế bào chết nằm trong xương.

Người ta ví như là "đổ xi măng vào xương", tác động này giúp giảm đau nhức do loãng xương đồng thời làm cho xương trở nên cứng, nặng và dễ gãy và khi bị gãy thì xương rất khó lành (vì khi quá trình hủy xương bị ức chế thì quá trình tạo xương cũng sẽ ngưng lại).

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:55 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:46 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới