Lưu ý đặc biệt khi dùng kháng sinh levofloxacin ít ai biết

Thứ năm, 10:45:06 14/02/2019
Levofloxacin là thuốc chống nhiễm khuẩn thuộc nhóm fluoroquinolone. Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng và không có đề kháng chéo giữa levofloxacin và các loại thuốc kháng khuẩn khác. Tuy nhiên, thuốc cũng có những chỉ định chặt chẽ đối với người sử dụng.

Thuốc điều trị bệnh gì?

Levofloxacin được chỉ định để điều trị nhiều trường hợp nhiễm khuẩn như viêm xoang cấp; đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn; viêm phổi mắc phải trong cộng đồng; nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng viêm thận - bể thận (kể cả loại đã kháng kháng sinh khác); nhiễm khuẩn ở da và phần mềm; điều trị hiệu quả tiêu chảy do nhiễm E.coli, lỵ trực trùng thuốc cũng được dùng để điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt viêm tuyến vú và nhiều nhiễm khuẩn phụ khoa khác.

Thuốc levofloxacin có nguy cơ gây thoái hóa sụn, do vậy không nên dùng cho người dưới 18 tuổi.

Thuốc levofloxacin có nguy cơ gây thoái hóa sụn, do vậy không nên dùng cho người dưới 18 tuổi.

Ai không nên dùng thuốc này?

Bệnh nhân tăng mẫn cảm với levofloxacin, các quinolone khác hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc không được dùng levofloxacin. Bệnh nhân động kinh hoặc có tiền sử động kinh. Viêm gân, đứt gân (achilles) có thể xảy ra trong vòng 48 giờ khi bắt đầu điều trị, do đó, trong thời gian uống thuốc này mà nghi ngờ bị viêm gân thì phải ngừng thuốc. Nguy cơ bị đứt gân có thể gia tăng nếu dùng chung levofloxacin với corticosteroid.

Tuyệt đối không dùng cho bệnh nhân có tiền sử đau gân cơ liên quan với việc sử dụng fluoroquinolone. Vì thuốc có thể gây thoái hóa sụn ở khớp chịu trọng lực, do đó thuốc không nên dùng cho người dưới 18 tuổi; phụ nữ có thai và đang cho con bú. Thuốc cũng cần được thận trọng khi chỉ định cho bệnh nhân bị nhược cơ vì các triệu chứng này có thể nặng lên khi dùng thuốc. Bệnh nhân mắc các bệnh lý trên thần kinh trung ương như bệnh động kinh xơ cứng mạch não cũng không nên dùng thuốc này vì có thể làm tăng nguy cơ co giật  

Trong quá trình dùng thuốc nếu bệnh nhân thấy bị tiêu chảy đặc biệt là tiêu chảy nặng, dai dẳng hoặc có máu thì có thể là triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Nếu nghi viêm đại tràng giả mạc phải lập tức ngưng dùng levofloxacin. Bệnh nhân bị suy thận mà buộc phải dùng thuốc này thì cần điều chỉnh liều levofloxacin và được theo dõi chặt chẽ vì thuốc được bài tiết chủ yếu qua thận, do vậy sẽ làm tình trạng suy thận trở nên nặng hơn.

Có thể gặp tình trạng rối loạn chuyển hóa đường, bao gồm tăng và hạ đường huyết xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường nếu dùng chung levofloxacin đồng thời với một thuốc hạ đường huyết hoặc với insulin Do vậy, khi dùng chung các thuốc này thì bệnh nhân cần được giám sát chặt chẽ và phải ngừng thuốc ngay nếu xảy ra hạ đường huyết và tiến hành các biện pháp xử trí thích hợp tại chỗ. Với bệnh nhân có nhịp tim chậm thiếu máutim cấp cũng không nên dùng thuốc này.

Với người đang lái xe hoặc vận hành máy móc nên uống thuốc trong thời gian nghỉ ngơi, vì thuốc có thể gây ù tai chóng mặt buồn ngủ và rối loạn thị giác

Và thận trọng khi dùng

Trong quá trình dùng thuốc, có thể gặp các triệu chứng khó chịu ở hệ tiêu hóa như buồn nôn tiêu chảy chán ăn ói mửa khó tiêu (nặng bụng) đau bụng Hiếm gặp tiêu chảy có máu, viêm ruột/đại tràng, kể cả viêm đại tràng giả mạc hạ đường huyết nhất là trên bệnh nhân đái tháo đường

Với phản ứng ngoài da, các hiện tượng nổi mẩn, ngứa cũng ít khi gặp phải. Hiếm khi gặp hiện tượng nổi mề đay, co thắt phế quản/khó thở, phù Quincke (phù mặt, lưỡi, họng hoặc thanh quản), hạ huyết áp sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nặng có thể gây tử vong nhanh), nhạy cảm ánh sáng. Một số trường hợp cá biệt bị nổi mụn rộp nặng như hội chứng Stevens-Johnson (phản ứng nổi bọng nước ngoài da và niêm mạc) hoại tử thượng bì nhiễm độc, viêm đỏ da đa dạng xuất tiết...

Có thể gặp hiện tượng nhức đầu ù tai chóng mặt buồn ngủ và mất ngủ Tuy các trường hợp trầm cảm lo sợ, phản ứng loạn thần, cảm giác bất thường như tê, kim châm và bỏng rát, run, kích động lú lẫn co giật rối loạn thị giác và thính giác rối loạn vị giác và khứu giác... có thể xảy ra nhưng hiếm gặp.

Không có thuốc giải độc đặc hiệu, do đó khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc thì cần ngừng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn xử trí hoặc nhập viện điều trị.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới