Không dùng thuốc lopermin chữa tiêu chảy khi nào và vì sao lại vậy

Thứ tư, 21:50:05 21/11/2018
Loperamid là thuốc tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn.

Thuốc Loperamid còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, giảm lượng phân. Chính vì vậy thuốc được dùng để điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp không có biến chứng hoặc tiêu chảy mạn ở người lớn.

Không dùng loperamid trong các trường hợp như: mẫn cảm với thuốc khi cần tránh ức chế nhu động ruột, có tổn thương gan viêm đại tràng nặng viêm đại tràng màng giả, hội chứng lỵ, bụng trướng thuốc cũng không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách thường quy trong tiêu chảy cấp.

Trong quá trình dùng thuốc cần theo dõi nhu động ruột và lượng phân, nhiệt độ cơ thể, theo dõi trướng bụng. Với những người bệnh giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng cần dùng thuốc một cách thận trọng. Ngừng thuốc nếu không thấy có kết quả trong vòng 48 giờ.

Không nên dùng cho phụ nữ có thai (vì chưa có đủ các nghiên cứu để đánh giá dùng thuốc ở đối tượng này). Loperamid bài tiết ra sữa rất ít, có thể dùng thuốc cho bà mẹ đang cho con bú nhưng chỉ với liều thấp.

Hầu hết các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là phản ứng ở đường tiêu hóa Thường gặp các triệu chứng như táo bón đau bụng buồn nôn nôn tắc ruột do liệt (hiếm gặp hơn). Các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như ngủ gật trầm cảm hôn mê thường hay gặp với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Vì vậy loperamid không được dùng trong điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ. Chỉ dùng cho trẻ em trên 6 tuổi khi thật cần thiết. Ngoài ra, một số người còn thấy mệt mỏi chóng mặt nhức đầu dị ứng khi dùng thuốc này.

Tình trạng quá liều thường xảy ra khi liều dùng hàng ngày khoảng 60mg loperamid với các triệu chứng suy hô hấphệ thần kinh trung ương, co cứng bụng táo bón kích ứng đường tiêu hóa buồn nôn và nôn. Người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế để được cấp cứu xử lý ngộ độc thuốc

Đỗ Thị Hân

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:25 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới