Cenpadol 250 và một số thông tin cơ bản bạn có thể tham khảo

Thứ Hai, 14:33:13 22/10/2018
Cenpadol 250 được dùng trong điều trị các chứng đau và/hoặc sốt từ nhẹ đến vừa hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin về thuốc bạn có thể tham khảo.

Cenpadol 250 và một số thông tin cơ bản 

1. Thành phần

Paracetamol ................................ 250mg

Tá dược....................................... vđ 1 gói.

2. Tác dụng dược lý

Paracetamol có tác dụng giảm đau hạ sốt thuốc tác dụng lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường.

Cenpadol 250 được dùng trong điều trị các chứng đau hiệu quả

Cenpadol 250 được dùng trong điều trị các chứng đau hiệu quả

3. Chỉ định

Paracetamol được dùng trong điều trị các chứng đau và / hoặc sốt từ nhẹ đến vừa trong các trường hợp:

Cảm lạnh cảm cúm đau đầu đau nửa đầu đau bụng kinh đau họng đau răng đau cơ xương bong gân đau khớp đau lưng đau do chấn thương, đau thần kinh...

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: đau tai, đau họng viêm mũi viêm xoang do nhiễm khuẩn hay do thời tiết...

Sau phẫu thuật nha khoa, nhổ răng cắt amidan

Liều lượng và cách dùng: (cứ 4 - 6 giờ uống một lần khi cần)

Trẻ em dưới 11 tuổi mỗi lần uống:

+ Dưới 1 tuổi: 40 - 80 mg Paracetamol

+ 1 - 5 tuổi: 120 - 300 mg Paracetamol

+ 6 - 11 tuổi: 250 - 325 mg Paracetamol

Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi mỗi lần: Uống 325 - 650 mg Paracetamol.

Lưu ý:

Khoảng cách giữa 2 lần uống phải hơn 4 giờ.

Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc mà cần có ý kiến của bác sỹ khi:

+ Có triệu chứng mới xuất hiện.

+ Sốt cao (39 5 độ C) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.

+ Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.

4. Chống chỉ định

- quá mẫn với Paracetamol. Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim phổi, thận hoặc gan

- Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase; suy chức năng gan

5. Thận trọng

Giảm tiểu cầu giảm bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p-aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng Paracetamol .

Phải thận trọng khi dùng Paracetamol cho những người có bệnh thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.

Nên tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng Paracetamol.

Chỉ dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú khi thật cần.

6. Tác dụng không mong muốn

Ít gặp: ban da buồn nôn nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu) thiếu máu độc tính với thận khi lạm dụng dài ngày.

Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn. Có thể gây suy gan (do huỷ tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài.

Buồn nôn là tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc

Buồn nôn là tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc

7. Tương tác thuốc

Dùng Paracetamol liều cao, dài ngày sẽ làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.

Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc cho gan.

Không phối hợp với các thuốc khác có chứa Paracetamol

Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của Paracetamol do tăng chuyển hoá thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra dùng đồng thời isoniazid với Paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này.

Nguy cơ Paracetamol gây độc với gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều Paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.

Khuyến cáo: Không dùng thuốc quá hạn ghi trên hộp, hoặc khi có nghi ngờ về chất lượng của thuốc như : gói bị ướt, bị biến màu.

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Nguyễn Linh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới