Cách dùng thuốc chống động kinh an toàn nhất định phải biết

Thứ năm, 21:25:08 20/12/2018
Bệnh Động kinh là một chứng bệnh hệ thần kinh do xáo trộn lập đi lập lại của một số nơron trong vỏ não tạo nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh với các biểu hiện như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc gây cảm giác lạ... Cơn động kinh tự bộc phát, bệnh nhân khó kiểm soát hay biết trước được.

Ở nước ta khoảng 2% dân số bị bệnh động kinh trong đó gần 60% số bệnh nhân là trẻ em Carbamazepin là một trong những thuốc chống động kinh được sử dụng điều trị bệnh động kinh Ngoài ra thuốc còn có tác dụng chống các cơn đau kịch phát ở người bệnh đau dây thần kinh tam thoa (giảm đau do dây thần kinh tam thoa thực sự, và giảm đau dây thần kinh lưỡi hầu), người đang cai rượu và bị động kinh. 

Cấu trúc phân tử Carbamazepin.

Cấu trúc phân tử Carbamazepin.

Khi dùng thuốc cần bắt đầu với liều thấp. Việc tăng hay giảm liều cần phải thực hiện từ từ. Trường hợp bổ sung carbamazepin vào chế độ trị liệu chống co giật thì nên thêm dần dần carbamazepin trong khi đó phải duy trì hoặc giảm dần các thuốc chống co giật kia (trừ phenytoin có thể phải tăng liều). Khi ngừng dùng carbamazepin cũng phải giảm liều từ từ để tránh tăng cơn động kinh hoặc tình trạng động kinh liên tục. Với người mang thai chỉ nên dùng carbamazepin đơn trị liệu với liều thấp nhất có thể được.

Các tác dụng phụ của thuốc thường liên quan đến liều dùng, bắt đầu xảy ra là các triệu chứng về thần kinh trung ương như hoa mắt chóng mặt mất điều hoà mệt mỏi ngủ gà Đây là những tác dụng phụ khá phổ biến đặc biệt xảy ra trong giai đoạn đầu điều trị. Có thể giảm thiểu các tác dụng phụ này bằng bắt đầu điều trị với liều thấp buồn ngủ và rối loạn chức năng tiểu não và vận nhãn cũng là các triệu chứng của nồng độ carbamazepin quá cao trong huyết tương, và có thể hết khi tiếp tục điều trị với liều thấp. Các tác dụng không mong muốn liên quan đến liều dùng thường tự hết trong một vài ngày, hoặc sau khi tạm thời giảm liều.  

Người bệnh cũng có thể có các triệu chứng như buồn nôn nôn tiêu chảy hoặc táo bón hay khô miệng Các phản ứng trên da như nổi ban, ngứa... cũng thường xảy ra với tỷ lệ gặp ở 4 - 6% người bệnh dùng thuốc. Khi bị các tác dụng không mong muốn nặng như phát ban đỏ toàn thân, phản ứng quá mẫn có thể cần phải ngừng điều trị. Cần thận trọng dùng thuốc ở người cao tuổi và người tăng nhãn áp bệnh tim mạch nặng, bệnh gan hoặc thận. Tránh dùng đồng thời với thuốc ức chế (IMAO). Ít nhất phải sau 14 ngày ngừng điều trị IMAO, người bệnh mới có thể được sử dụng carbamazepin.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:38 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới