Cây trẩu và những tác dụng chữa bệnh từ cây trẩu nhiều người chưa biết

Thứ bảy, 22:46:07 20/10/2018

Tìm hiểu về cây trẩu

Cây Trẩu hay còn gọi là trẩu nhăn lai (danh pháp hai phần: Vernicia montana) huộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae. Là một loài cây mộc bản địa ở Đông Nam Á và Hoa Nam.

Trẩu hay còn gọi là trẩu nhăn, lai

Trẩu hay còn gọi là trẩu nhăn, lai

Tập tính và hình dạng

Cây trẩu thường mọc ở vùng đất khô, ráo nước ở trong rừng thưa hoặc ven rừng rậm. Cây trung bình cao 10–15 m.

Lá trẩu to bản dài khoảng 15 cm, rộng 10 cm, có khi xòe thành ba dẻ, mặt trên có lông tơ rậm; mặt dưới ít hơn.

Hoa trẩu đơn tính, sắc trắng, ở giữa ngả màu hung đỏ tía. Hoa mọc thành chùm, khá thơm.

Cây trẩu thường mọc ở vùng đất khô, ráo nước

Cây trẩu thường mọc ở vùng đất khô, ráo nước

Trái trẩu hình trứng hơi nhọn đằng chỏm, tròn đằng cuống, lớn khoảng 5 cm. Vỏ nhăn nheo, có lông tơ; mặt vỏ có những rãnh dọc ngang. Trái trẩu chia thành 3 múi; khi trẩu chín thì trái ngả sang màu vàng. Mỗi trái thường có ba hạt. Hạt trẩu hình bầu dục, sần sùi, dài khoảng 25 mm, rộng khoảng 20 mm.

Công dụng của cây trẩu

- Trẩu được trồng như một cây công nghiệp để lấy gỗ và lấy hạt. Hạt trẩu có thể đem ép lấy dầu, tức dầu trẩu dùng trong việc chế biến sơn, keo.

Cây trẩu có tác dụng chữa nhức răng

Cây trẩu có tác dụng chữa nhức răng

- Vỏ trẩu được dùng trong y học cổ truyền làm thuốc chữa nhức răng: Vỏ cây Trẩu, vỏ cây Lai, rễ Chanh, rễ Cà dại, sắc đặc ngậm, nhổ nước, ngày nhiều lần

- Chữa chốc lở, mụn nhọt: Nhân hạt đốt thành than, tán bột, hoà với mỡ lợn. Ngày bôi nhiều lần.

Dương Lan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:45 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới