Điều trị chàm theo y học cổ truyền tùy từng thể bệnh

Chủ nhật, 16:48:07 02/12/2018
Chàm là một bệnh da thường gặp với biểu hiện lâm sàng là các tổn thương da đa dạng, có xu hướng xuất tiết, phân bố đối xứng, dễ tái phát và trở thành mạn tính hóa, cảm giác ngứa rất dữ dội. Bệnh này thuộc về phạm trù chứng “phong chẩn” của y học cổ truyền.

Y học cổ truyền cho rằng bệnh này có thể do những nguyên nhân sau:

- Ăn uống không điều độ, uống rượu ăn cay hoặc tanh quá nhiều làm tổn thương đến tỳ vị. Tỳ mất kiện vận sẽ làm cho thấp nhiệt nội sinh và ứ trệ, đồng thời ngoại cảm phải phong thấp nhiệt tà. Nội ngoại tà tương tác với nhau rồi ứ trệ lại ở bì phu mà sinh ra bệnh.

- Cũng có khi vì cơ thể hư nhược, tỳ bị thấp làm khốn, khiến cho cơ nhục không được nuôi dưỡng rồi sinh bệnh.

- Cũng có thể còn vì thấp nhiệt uất lâu ngày, làm hao tổn phần âm huyết, huyết hư hóa táo rồi sinh phong, tạo nên chứng huyết hư phong táo, làm cho bì phu không được nuôi dưỡng mà thành bệnh.

Điều trị toàn thân

Thể thấp nhiệt cùng thịnh: thường gặp thể này ở giai đoạn chàm cấp tính

Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc.

Bài thuốc Long đởm tả can thang gia giảm: nhiệt thịnh: gia bạch mao căn thạch cao; nhiệt độc thịnh: gia đại thanh diệp; đại tiện táo: gia đại hoàng Cũng có thể dùng Thanh nhiệt lợi thấp thang.

Bạch tật lê

Bạch tật lê

Thể tỳ hư thấp thịnh:

Pháp điều trị: kiện tỳ, táo thấp, dưỡng huyết nhuận phu.

Bài thuốc: trừ thấp vị linh thang gia giảm: thấp thịnh, xuất tiết nhiều thì gia: tỳ giải, xa tiền tử.

Thể huyết hư phong táo:

Pháp điều trị: dưỡng huyết sơ phong, trừ thấp nhuận táo

Bài thuốc: tiêu phong tán hoặc Tứ vật tiêu phong tán gia giảm: thấp thịnh gia: xa tiền tử trạch lan. Ngứa nhiều gia: bạch tật lê khổ sâm

Khổ sâm

Khổ sâm

Điều trị tại chỗ

Giai đoạn cấp tính:

Khi bệnh mới phát chỉ đỏ tại chỗ, sẩn và mụn nước chưa vỡ, chưa xuất tiết thì nên dùng các thuốc ôn hòa tiêu viêm tránh kích thích. Chọn cách đắp ướt các thuốc như thuốc rửa Lò cam thạch, dung dịch 2% băng phiến.

Khi các mụn nước đã vỡ và xuất tiết nhiều thì nên dùng các thuốc thu liễm, tiêu viêm... nhằm thúc đẩy da hồi phục. Có thể sắc lấy nước đặc đắp ướt những thuốc sau: rau sam 60g; hoàng bá sinh địa du mỗi vị 30g; bồ công anh long đởm thảo cúc hoa mỗi vị 30g.

Khi có bội nhiễm có thể thêm vào nước đắp các vị như xuyên tâm liên sài đất bản lam căn

Khi xuất tiết nhiều có thể dùng Tam diệu tán hoặc Trừ thấp tán, trộn với glycerin thành cao lỏng rồi bôi lên tổn thương.

Giai đoạn cuối của giai đoạn cấp tính là giai đoạn bong vảy, nếu xử lý không tốt sẽ rất dễ làm cho bệnh kéo dài và chuyển thành mạn tính. Lúc này nên dùng các thuốc bảo vệ tổn thương, tránh các kích thích từ bên ngoài, thúc đẩy lớp sừng tái sinh và giải quyết tình trạng viêm còn sót lại. Thuốc nên dùng là các bài Cao thanh lương, Cao hoàng liên.

Giai đoạn bán cấp: nguyên tắc điều trị lúc này là tiêu viêm, trừ ngứa, thu liễm. Có thể sử dụng mỡ oxít kẽm, Trừ thấp tán, Tân tam diệu tán luyện với dầu thực vật thành cao, dầu tử thảo 5%, dầu địa du oxít kẽm 10%.

Chàm mạn tính: nguyên tắc điều trị là chữa ngứa, ức chế sự tăng sinh của biểu bì, tiêu trừ tình trạng viêm thâm nhiễm trong lớp chân bì. Có thể chọn cao hoàng liên cao dầu đậu đen 10 - 20%.

Chàm là một bệnh da thường gặp, do hay tái phát nên diễn biến kéo dài, mang lại nhiều thống khổ cho người bệnh. Các thuốc kháng histamin không cho được kết quả như mong đợi; liệu pháp corticoid tuy có tác dụng nhất định, nhưng sau khi dừng thuốc thường có hiện tượng tái phát nặng hơn, lại có nhiều tác dụng phụ.

Thuốc y học cổ truyền với tác dụng chống viêm, trừ ngứa, điều tiết miễn dịch có tác dụng rất tốt với việc điều trị bệnh này, không có tác dụng phụ của các thuốc kháng histamincorticoid không bị tái phát nặng hơn. Do đó, việc phát huy những ưu thế của thuốc y học cổ truyền có thể cho những bài thuốc có hiệu quả tốt, an toàn là một việc làm rất có ý nghĩa.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:45 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới