Những lưu ý quan trọng khi dùng phụ tử làm thuốc chữa bệnh

Chủ nhật, 09:39:07 23/09/2018
Vị thuốc phụ tử dùng để chữa nhiều chứng bệnh, có khi là rất khó. Tuy nhiên đây là vị thuốc có độc không thể dùng tùy tiện...

Trong Đông y, vị thuốc phụ tử được xếp vào nhóm thuốc hồi dương cứu nghịch chữa chứng thoát dương (vong dương, tâm dương thoát) do mất nước mất máu, ra quá nhiều mồ hôi gây choáng, trụy mạch: sắc mặt xanh nhợt, chân tay lạnh mồ hôi dính, mạch vi muốn tuyệt). Sử dụng bên ngoài cơ thể, phụ tử được dùng để ngâm rượu xoa bóp chữa chân tay nhức mỏi, bán thân bất toại. Tùy cách chế biến mà có các sản phẩm có độ độc khác nhau. Độ độc giảm dần từ diêm phụ (trị bán thân bất toại) - hắc phụ (hồi dương cứu nghịch) - bạch phụ (trị ho trừ đàm). Củ cái được gọi là ô đầu, củ con mọc ra gọi là phụ tử.

Nhiều công dụng

Bộ phận dùng là rễ củ: củ mẹ (ô đầu), ngâm rượu xoa bóp chữa chân tay nhức mỏi, bán thân bất toại mụn nhọt lâu ngày không vỡ, vết loét lâu lành. Củ con (phụ tử, phải chế mới dùng gọi là phụ tử chế).

Tính vị: vị cay, ngọt, đại nhiệt, có độc; quy kinh: 12 kinh.

Công năng chủ trị:

Hồi dương cứu nghịch bổ thận dương, trừ phong hàn thấp.

Chữa choáng, trụy mạch.

Chữa đau lưng mỏi gối liệt dương di tinh di niệu

Chữa ngực bụng lạnh đau ỉa chảy mãn do tỳ dương hư.

Trị cước khí thủy thũng (phù do thận dương hư).

Chữa đau khớp đau thần kinh do lạnh, chân tay tê mỏi.

Liều dùng: 4 -12g/24h hoặc 100g/24h sắc uống. Phối hợp can khương cam thảo, sắc kỹ để tránh ngộ độc.

Kiêng kỵ: âm hư, có thai.

Phụ tử

Phụ tử

Nguyên nhân gây ngộ độc khi sử dụng

Ngộ độc ô đầu (phụ tử) thường do dùng thuốc quá liều, hoặc thuốc chưa được khử độc tốt khi dùng đường uống, uống nhầm rượu thuốc xoa bóp có thành phần là ô đầu, hoặc ăn phải rễ cây do nhầm lẫn với cây cần tây củ cải Hoặc một số địa phương có món cháo ấu tẩu (nấu bằng củ ô đầu) chế biến chưa đúng cách mà bị ngộ độc. Ngộ độc có thể xảy ra khi để da tiếp xúc lâu với lá ô đầu.

Tất cả các thành phần của cây đều chứa độc tố và hàm lượng cao nhất ở rễ củ. Độc tố của cây ô đầu gồm nhiều loại alcaloid: aconitin, picroaconitin, isoaconitin, benzaconitin, caconin, neopellin, eolin, napellin, mesaconitin, ipaconitin và một số chất khác, trong đó aconitin là độc tố chủ yếu. Trong rễ củ chứa 0,17 - 0,28%.

Cơ quan đích: hệ tim mạch hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa

Cơ chế tác dụng: aconitin gắn vào kênh natri phụ thuộc điện thế ở vị trí số 2 của thụ thể, làm mở kênh natri kéo dài và dòng natri liên tục đi vào trong tế bào làm chậm quá trình tái cực, qua đó dễ xuất hiện các kích thích sớm, các loạn nhịp nhanh dễ xuất hiện. Tuy nhiên trong thành phần cây có các alkaloid khác có thể có tác dụng ức chế với nhịp dẫn tới các dạng nhịp chậm.

Độc tính: liều gây tử vong đối với người lớn khoảng 5mg Rối loạn tim mạch nặng xảy ra ở liều 2 mg aconitin.

Các triệu chứng lâm sàng

Ngộ độc aconitin diễn ra rất nhanh. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay hoặc sau vài giờ sau khi uống phải dịch chiết của cây ô đầu hay ăn phải rễ, lá cây này (phụ thuộc vào liều lượng).

Triệu chứng đầu tiên: tê miệng và lưỡi, tê cóng đầu chi, sau vài giờ chảy đờm dãi buồn nôn nôn, ỉa chảy khó thở Co giật, mất tri giác, hạ thân nhiệt có thể xảy triệu chứng đặc trưng là mất cảm giác toàn cơ thể và rối loạn tim mạch.

Rối loạn tim mạch: rối loạn dẫn truyền nhịp tim nhanh, xuất hiện loạn nhịp tim đa dạng, đa hình thái: nhịp chậm block nhĩ thất các cấp độ, ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất nhịp đôi nhịp nhanh thất xoắn đỉnh Mặc dù loạn nhịp tim sẽ hết trong vòng 24 giờ sau ngộ độc, nhưng sự thay đổi điện tim kéo dài trong vài ngày sau đó. Các triệu chứng rối loạn tim mạch chỉ kéo dài 24 - 48 giờ, nhưng những rối loạn hệ thần kinh (đặc biệt là mệt mỏi) kéo dài tới vài tuần. Có thể rối loạn trung khu điều nhiệt.

Tử vong thường xảy ra sau 6 giờ kể từ khi aconitin thâm nhập vào cơ thể. Nguyên nhân tử vong là do loạn nhịp tim, co cứng cơ tim và liệt trung khu hô hấp

Nếu bệnh nhân sống sót sau 24 giờ, tiên lượng thường là tốt vì khi đó độc tố bị chuyển hóa và thải ra ngoài.

Cận lâm sàng

Điện tâm đồ xét nghiệm máu chất điện giải

Thu thập mẫu cây, củ còn sót lại, dịch nôn, dịch rửa dạ dày Phân tích aconitin bằng sắc ký lớp mỏng hoặc sắc ký khí gắn khối phổ.

Đề phòng

Độc tố aconitin trong củ ô đầu rất độc nên tuyệt đối không tự ý sử dụng.

Không dùng ô đầu (phụ tử) qua đường ăn, uống, chỉ nên dùng ngoài.

Phụ tử chế (củ gấu tàu đã làm giảm độc tính) cũng có thể gây ngộ độc.

Các loại rượu ngâm ô đầu dùng để xoa bóp phải dán nhãn rõ ràng, cất giữ nơi an toàn, xa tầm tay trẻ em và để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Ô đầu (phụ tử) là một vị thuốc rất hay của Đông y, tuy nhiên nó lại có độc tính mạnh. Nhưng không phải vì là vị thuốc hay mà lạm dụng, hay vì độc tính mạnh là sợ nó. Quan trọng là sử dụng đúng cách để phát huy tối đa tác dụng của vị thuốc mà không sợ độc tính của nó.

Cách chế biến để loại bỏ chất độc của vị thuốc phụ tử:

- Ngâm nước, nướng trong tro nóng cho nứt vỏ ngoài, nhân lúc nóng thì thái thành phiến, sao vàng, khử được hỏa độc.

- Cũng phương pháp như trên, dùng cam thảo 2 tiền (10g), nước muối, nước ép gừng (khương trấp), đồng tiện (nước tiểu trẻ em) mỗi thứ nửa bát, nấu chín. Có thể dùng thêm đậu đen để chế cùng cũng rất tốt.

- Diêm phụ: phụ tử chế với đảm ba (MgCl2) muối ăn (NaCl), nước.

- Bạch Phụ tử: phụ tử chế với đảm ba (MgCl2), đến hết cay tê, xông diêm sinh.

- Hắc phụ: phụ tử chế với đảm ba (MgCl2), đường đỏ dầu hạt cải đến hết cay tê.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới