Tác dụng phụ nguy hiểm của nước chanh tươi bạn cần biết

Thứ năm, 00:00:09 03/11/2016
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân bên dưới nhé!

Đầu tiên chúng ta biết rằng chanh có tính axit cao rất chua nên nhiều người có vấn đề về dạ dày thường ít ăn vì độ pH của chanh thấp không tốt cho dạ dày Hơn nữa mặc dù chanh được dùng nhiều cho việc điều trị một số bệnh về da như đồi mồi nám vàng da trị mụn, v…v.. nhưng không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Sau đây là một số khuyến cáo dành cho bạn trước khi sử dụng chanh cho da mặt mình nhé!

  • Đối với da khô: Nước cốt chanh sẽ càng làm cho da của bạn khô hơn và mỏng đi.
  • Đối với da mụn: Tính axit của chanh sẽ khiến những nốt mụn sưng lên hoặc tệ hơn là chảy máu
  • Đối với da sẫm màu: Tuyệt đối không nên dùng nước cốt chanh vì nước chanh sẽ khiến da nổi nốt và làm xuất hiện các đốm đồi mồi.

Một vài tác dụng phụ khác của nước cốt chanh:

1. Làm mòn men răng

Người uống nhiều nước chanh nên để ý đến hàm răng của mình. Acid trong chanh có thể làm mòn đi lớp men bảo vệ hàm nhai của bạn, dẫn tới sâu răng hay chứng răng nhạy cảm. Acid trong chanh có thể làm mòn đi lớp men răng của bạn, dẫn tới sâu răng hay chứng răng nhạy cảm.

Acid trong chanh có thể làm mòn đi lớp men răng của bạn

Bạn nên dùng ống hút hoặc uống thật nhanh để giảm lượng acid "tấn công" lên răng. Bạn cũng không nên uống nước chanh cả ngày thay cho nước uống bình thường. Không dùng nước súc miệng sau khi uống nước chanh, acid có thể lưu lại trên răng, gây hại nhiều hơn. Với đa số mọi người, một đến hai cốc nước chanh mỗi ngày là đủ.

2. Ợ nóng

Uống quá nhiều nước chanh có thể kích thích chứng ợ nóng hoặc làm cho tình trạng này tồi tệ hơn nếu bạn đang bị ợ nóng Triệu chứng ợ nóng xảy ra khi cơ vòng thực quản nằm giữa thực quản và dạ dày hoạt động không có hiệu quả làm cho axit từ dạ dày đẩy ngược lên thực quản và gây ra chứng ợ nóng.

Uống quá nhiều nước chanh có thể kích thích chứng ợ nóng

Chứng ợ nóng khiến bạn đau ngực, nóng trong, cảm thấy khó chịu. Một trong những biện pháp đẩy lùi chứng ợ nóng là nên cắt giảm các loại thực phẩmđồ uống có tính axit như: cà phê, cô ca, kem, nước canh sô cô la bột mì

3. Viêm dạ dày

  Nước chanh có thể gây tổn thương dạ dày vì nồng độ axit cao, vậy nên, bạn cần chú ý thời điểm uống thích hợp trong ngày, nước chanh cần được pha loãng để giảm mức độ axit.

  Thường xuyên uống nước chanh khi đói (dù là pha với đường hay với mật ong) sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Đặc biệt, vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu dạ dày bạn đã “có bệnh” sẵn.

  Do đó, nếu thấy các biểu hiện khó chịu ở dạ dày như ợ hơi ợ chua, bụng lình xình, ăn chậm tiêu… bạn nên dừng lại việc uống nước chanh. Bạn chỉ nên uống nước chanh sau khi đã ăn no khoảng 30 phút.

4. Kích ứng da

Nước cốt chanh thường được dùng cho da nhờn nhưng tinh chất chanh sẽ khiến làn da dễ bị bắt nắng hơn. Đặc biệt, việc này được cho là không an toàn đối với những người có làn da nhạy cảm. Vì vậy, hãy đề phòng khi sử dụng loại 'mỹ thẩm thiên nhiên' này lên làn da.

Nước chanh không an toàn đối với những người có làn da nhạy cảm

5. Gây chứng trào ngược dạ dày (GERD)

Nước cốt chanh có vị thơm dùng để tăng hương vị cho các món ăn Tuy nhiên, hương vị thơm và có tính axít này có thể gây nên chứng trào ngược dạ dày với các triệu chứng như ợ nóng, nôn và buồn nôn. Ngoài ra, nó còn gây kích ứng niêm mạc thực quản do có tính axít, đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Uống nước chanh nhiều có thể gây nên chứng trào ngược dạ dày

6. Làm chậm quá trình chữa lành vết thương

Những bệnh nhân bị chứng viêm loét dạ dày thì không nên dùng nước cốt chanh do a-xít có trong thực phẩm này gây kích ứng niêm mạc dạ dày Hậu quả là các vết loét bên trong sẽ khó lành hơn.

7. Ảnh hưởng đến thai nhi

Các chuyên gia khuyến cáo, những phụ nữ chuẩn bị sinh con hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên uống nhiều nước cốt chanh. Với phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ a-xít trong thực phẩm này có thể đi vào sữa mẹ gây ảnh hưởng đến em bé.

Uống nhiều nước chanh ảnh hưởng đến thai nhi

8. Cản trở hấp thụ sắt

Có lẽ ai cũng biết nước cốt chanh giàu vitamin C, còn được gọi là axít ascorbic, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hấp thụ. Vì vậy, những người thiếu sắt hoặc thiếu máu nên hạn chế uống loại nước này.

9. Ảnh hưởng đến thận

Nước cốt chanh dùng để hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận. Nhưng các nhà khoa học đã tiết lộ rằng, nước cốt chanh nồng độ 30% giúp lợi tiểu nhưng thúc đẩy quá trình bài tiết quá mức dẫn đến suy thận

Uống nước chanh nhiều ảnh hưởng đến quá trình bài tiết quá mức dẫn đến suy thận

10. Đau bụng, đầy hơi

Nước cốt chanh là nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ rất tốt cho những người bị táo bón. Tuy vậy, axít trong chanh có thể gây đau bụng, đầy hơi.

Axít trong chanh có thể gây đau bụng đầy hơi

11. Các rối loạn liên quan đến muối sunphit

Nước chanh cốt có sunphit, một chất bảo quản thông thường có thể gây dị ứng trong một số trường hợp. Phơi nhiễm với sunphit là nguyên nhân của phát ban bệnh chàm cũng như một số rối loạn da khác. Tác dụng phụ này thường xảy ra với những người sử dụng chanh cho mục đích nấu nướng.

12. Lợi tiểu và mất nước

Nước chanh cũng có tác dụng lợi tiểu nhưng việc đi tiểu nhiều sẽ khiến bạn mất nước nhiều hơn. Hàm lượng cao vitamin C và axit ascorbic trong chanh sẽ giúp kích thích bàng quangthận gia tăng lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài cơ thể.

Nước chanh cũng có tác dụng lợi tiểu nhưng việc đi tiểu nhiều sẽ khiến bạn mất nước nhiều hơn

Điều này giúp cơ thể loại bỏ được các chất lỏng và muối thừa một cách nhanh chóng nhưng cũng khiến bạn bị mất nhiều nước hơn. Chính vì vậy nếu uống nước chanh quá đậm đặc hay uống quá nhiều nước chanh, bạn sẽ cảm thấy mất nước, và làm cơ thể mệt mỏi

Một số lưu ý khác khi uống nước chanh

Không pha chế rượu với nước chanh cho dù với mục đích gì khi chưa có xác nhận của bác sĩ. Nếu bạn bị tác dụng phụ khi uống ước chanh như dị ứng nổi mẩn đỏ hãy dừng uống nước chanh và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những người uống trực tiếp nước cốt chanh cũng rất nguy hiểm, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày vì tính axit trong chanh khá mạnh. Chính vì thể để an toàn nên pha loãng nước cốt chanh với nước lọc với tỷ lệ 1 quả chanh với 1 lít nước và tốt nhất khi uống sau bữa ăn 30 phút. Đặc biệt là mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 2 lít nước pha chanh.

Nguyễn Thị Phương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:45 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới