Ung thư, tổn thương não là những hậu quả mà mà stress gây nên

Thứ tư, 07:59:02 19/09/2018
Stress cũng có giới tính

Thực tế đàn ông và phụ nữ không giống nhau về nhiều thứ. Ngay cả đối với bệnh tật cũng vậy.

Chính các hormon các gen và môi trường đóng một vai trò nhất định trong việc phát sinh sự “bất bình đẳng này”. Tiến sĩ sinh học Jiongjiong Wang và các đồng nghiệp thuộc Trường đại học Pennsylvania, Philadelphia và Trường đại học Rockefeller, New York, Mỹ đã chứng minh rằng stress cũng có tham gia trong vấn đề này, bởi vì stress ở đàn ông không giống như stress ở phụ nữ.

Các nhà sinh học này đã quan sát bằng phương pháp hình ảnh cộng hưởng từ để xem não bộ của 16 phụ nữ và 16 người đàn ông hoạt động như thế nào lúc phản ứng với một stress tâm lý (những người tham gia phải thực hiện một công tác tính toán trong những điều kiện stress).

Ở đàn ông, vỏ não trước trán phải (điều hòa những cảm xúc âm tính) hoạt động nhiều hơn, trong khi đó vỏ não hốc mắt - trán trái (có vai trò cản) ít bị kích thích hơn. Những phản ứng này là do sự giải phóng cortisol, một loại hormon gây stress. Ngược lại, ở phụ nữ, chính hệ limbique của não bộ (não bộ cảm xúc) hoạt động và điều này độc lập đối với nồng độ của cortisol. Ngoài ra, phản ứng của não bộ kéo dài lâu hơn đối với các phụ nữ sau thí nghiệm.

Như vậy, các phản ứng của não bộ đối với stress của phụ nữđàn ông là khác nhau và stress xúc cảm của phụ nữ đã giải thích tại sao họ thường bị trầm cảm và lo âu hơn đàn ông.

Stress có thể gây béo phì

Các nhà nghiên cứu Mỹ và Australia vừa chứng minh rằng stress có thể là một yếu tố gây tăng cân

Các nhà nghiên cứu Herbert Herzog thuộc Viện Garvan (Australia) và Zofia Zokowska thuộc Trường đại học Washington (Mỹ) đã tiến hành thử nghiệm trên những con chuột bị stress (do tiếp xúc với lạnh hoặc những đồng loại hung hăng) và những con chuột không bị stress.

Kết quả là khi ăn theo chế độ giàu calo những con chuột bị stress đã tăng trọng gấp hai lần so với những con chuột không bị stress.

Để tìm hiểu cơ chế này, các nhà nghiên cứu đã chú ý đến peptid Y2 do vùng dưới đồi não sản xuất trong trường hợp bị stress Họ đã quyết định ức chế các tế bào cảm thụ Y2 trong mô mỡ của những con chuột bị stress Kết quả là những con chuột này không còn tăng cân mặc dù vẫn theo chế độ ăn giàu calo

Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ giúp họ tìm ra những loại thuốc chống béo phì không ảnh hưởng lên não mà lên mô mỡ, đặc biệt là các loại thuốc ức chế tế bào cảm thụ Y2.

Stress có thể làm cơ thể bốc mùi

Sự lo lắng sẽ kích thích các tuyến mồ hôi ở nách vùng kín da đầu, lòng bàn tay và bàn chân, làm cho cơ thể tỏa ra mùi khó chịu, ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Không giống như mồ hôi mặn trên ngực và lưng khi cơ thể bạn bị nóng mồ hôi tiết ra lúc bị stress lại có nhiều chất béo, vì vậy nó sẽ trở thành một “bữa ăn ngon” cho các loại vi khuẩn Thật ra bản thân mồ hôi toát ra không có mùi. Nhưng khi vi khuẩn trên da và quần áo bắt đầu phân hủy các giọt mồ hôi chứa chất béo thì mới gây ra những mùi khó chịu.

Stress làm giảm hiệu quả trong điều trị ung thư

Một công trình nghiên cứu của Mỹ cho biết: Epinephrine - một loại hormon stress có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của các tế bào ung thư vútuyến tiền liệt theo hướng xấu.

Nhà khoa học George Kulik thuộc Trường đại học Wake Forest cho biết “Dữ liệu này ngụ ý rằng sự căng thẳng có thể làm phát triển các khối u đồng thời làm giảm hiệu quả trong điều trị”.

Kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy lượng epinephrine được sản sinh từ tuyến thượng thận sẽ tăng rõ rệt khi một người rơi vào trạng thái căng thẳng và có thể tiếp tục duy trì ở mức cao trong suốt thời gian bị stress và trầm cảm

Mục đích của công trình nghiên cứu này là để xác định xem liệu có mối liên quan nào giữa hormon gây stress với sự thay đổi của các tế bào ung thư Kết quả nghiên cứu trên các tế bào ung thư vúung thư tuyến tiền liệt tại phòng thí nghiệm cho thấy protein có tên BAD (có khả năng tiêu diệt các tế bào) hoạt động yếu đi khi các tế bào ung thư có quá nhiều epinephrine.

Kulik cho rằng đây là một phát hiện rất quan trọng và những bệnh nhân đang điều trị ung thư cần học cách kiểm soát stress để việc điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Stress có thể gây tổn thương não ở trẻ

Stress với mức độ cao có nguy cơ ảnh hưởng đến não trẻ em Các nhà nghiên cứu Mỹ thuộc Trung tâm y tế của Trường đại học Stanford đã nhận thấy rằng cơ cấu não liên quan đến trí nhớ và cảm xúc bị thu hẹp lại ở những đứa trẻ lâm vào tình trạng stress sau chấn thương.

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng khu vực đồi cá ngựa (hippcampus) trong não bị teo có thể khiến đứa trẻ khó mà chịu được stress và làm tăng tình trạng lo âu.

Những đứa trẻ được nghiên cứu cũng đã tăng nồng độ hormon gây stress có tên gọi là cortisol. Một công trình nghiên cứu trước đây từng chứng minh loại hormon này tiêu hủy các tế bào vùng đồi cá ngựa

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem phản ứng của cơ thể đối với stress này có tạo ra một vòng luẩn quẩn làm tổn tương não và làm tăng thêm mối lo âu hay không. Họ cũng nghi ngờ điều này có thể làm kéo dài các triệu chứng stress và ảnh hưởng đến việc điều trị.

Nguyễn Thị Thuận

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:58 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới