Tác hại không ngờ từ thói quen không tốt trong bữa ăn

Thứ Ba, 15:08:07 06/11/2018
Bạn có thể rất quan tâm đến chế độ ăn uống, chăm sóc bản thân, nhưng lại chủ quan với những thói quen khi ngồi ăn cơm.

1. Gắp thức ăn cho người khác

Trong bữa cơm, người Việt chúng ta thường thể hiện sự hiếu khác bằng cách gắp thức ăn vào bát người khác. Tuy nhiên, cử chỉ tưởng chừng đẹp này lại vô tình gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe Dùng chung đũa, muôi và nước chấm là một trong những con đường lây bệnh truyền nhiễm như quai bị cảm cúm… dễ dàng nhất. 

Một con số đáng giật mình về số lượng vi khuẩn trong khoang miệng của mỗi người là gần 80 triệu, trong đó nhiều vi khuẩn gây bệnh thường lây qua đường ăn uống chung như viêm loét dạ dày viêm gan Và biết đâu, người được gắp thức ăn không hẳn thích những món ăn đó. 

Không nên dùng đũa gắp thức ăn cho người khác

Không nên dùng đũa gắp thức ăn cho người khác

Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe tốt nhất nên hạn chế gắp thức ăn cho người khác. Hoặc vẫn giữ nét văn hóa đặc trưng này trong bữa ăn nhưng nhớ sử dụng đôi đũa sạch khác hoặc xoay đầu đũa.

2. Vừa ăn vừa uống

Nhiều người thường đính kèm một cốc nước lọc hay nước ngọt trong bữa cơm. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng đây là thói quen rất tai hại. Lí do là khi chất lỏng và thức ăn kết hợp quá nhiều trong dạ dày sẽ làm tăng kích thước dạ dày. 

Điều này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, một thói quen khi chan canh cùng cơm cũng nên tẩy chay ngay vì bạn sẽ nuốt thức ăn nhanh hơn và lười nhai. Lúc này, dạ dày phải làm việc vất vả hơn để tiêu hóa thức ăn vì thức ăn vẫn ở dạng cứng. 

Đây là một nguyên nhân gây đau dạ dày khó chịu mà nhiều người mắc phải. Tốt nhất, trong bữa ăn, hãy lựa chọn uống canh trước rồi mới ăn thức ăn một cách từ tốn. Nếu muốn uống các loại nước hoa quả thích hợp nhất là thời điểm trước hoặc sau bữa ăn 1 giờ, điều này không chỉ bảo vệ dạ dày mà còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

3. Vừa ăn vừa dùng điện thoại

Vì lí do công việc hay vì muốn trò chuyện với bạn bè trên các trang mạng xã hội… nhiều người không thể rời mắt khỏi chiếc điện thoại ngay cả trong lúc ăn mà quên mất nó đang trực tiếp gây hại cho sức khỏe Trước hết, tập trung sử dụng điện thoại khiến bạn phân tán việc ăn uống, đánh mất cảm giác ngon miệng. 

Tiếp đến, điều này ảnh hưởng đến quá trình tiết enzym và a-xít dạ dày ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn không được trôi chảy. Vậy nên, dùng điện thoại trong bữa ăn không chỉ là kẻ thù với dạ dày của bạn mà còn khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. 

Tốt nhất, nên gác lại những việc ngoài luồng và tập trung thưởng thức các món ăn Ngoài ra, bạn cũng không nên xem tivi hay nói quá nhiều trong bữa ăn.

Nên ăn trái cây cách 1 - 2 giờ sau bữa ăn

Nên ăn trái cây cách 1 - 2 giờ sau bữa ăn

4. Ăn trái cây tráng miệng ngay sau bữa ăn

Lựa chọn trái cây ngay sau bữa ăn là thói quen của rất nhiều gia đình Tuy nhiên, các bà nội trợ nên chú ý cân nhắc những bất lợi của thói quen này. Đây là nguyên nhân khiến bạn bị đầy hơi. 

Hơn nữa, trong dạ dày bạn lúc này đang chứa thức ăn phải tiêu hóa nên để trái cây đi đến ruột sẽ mất thời gian khá lâu. Việc này khiến quá trình co bóp và nhào nặn thức ăn bị chậm trễ, quá trình tiêu hóa thức ăn bị rối loạn. 

Thời điểm tốt nhất để thưởng thức trái cây là trước hoặc sau khi ăn khoảng 1 - 2 giờ sẽ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của bạn. 

Trần Thị Nhung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:19 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới