Những thói quen tốt ở văn phòng không phải ai cũng biết

Thứ Hai, 14:33:11 29/10/2018

Để bảo đảm sức khỏe lâu dài, nhân viên văn phòng nên dành thời gian nghỉ ngơi, vận động và ăn uống lành mạnh tại nơi làm việc nhé!

Ngồi làm việc lâu, đặc biệt trước máy tính với tư thế không thích hợp từ lâu bị cảnh báo có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng thường ít được nhân viên văn phòng - nhất là những người còn trẻ tuổi - lưu tâm do sức khỏe của họ chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi quá trình làm việc. Mới đây, Hội Trị liệu Cột sống Mỹ tiếp tục khẳng định rằng tư thế làm việc sai có thể gây đau nhức ở đầu, lưng, cổ, cổ tay căng thẳng tâm lý và thậm chí dẫn đến béo phì bệnh tim mạch

Điều chỉnh tư thế ngồi

Các chuyên gia cho rằng tư thế đúng là nguyên tắc đầu tiên cần chú trọng để bảo vệ sức khỏe khi làm việc ở văn phòng. Khi ngồi trước máy tính, cơ thể nên ở vị trí đối diện ngay giữa màn hình cũng như ngay giữa bàn phím. Ngồi thẳng lưng với hai bàn chân đặt dưới mặt sàn và gối nên ngang tầm với đùi, nếu cần thiết nên sử dụng thanh gác chân.

Nên giữ tầm Mắt xa màn hình máy tính khoảng bằng một cánh tay và tầm cao luôn thấp hơn đôi mắt . Ánh sáng màn hình là yếu tố chính khiến mắt căng thẳng nên cần điều chỉnh về độ sáng và độ tương phản phù hợp với ánh sáng phòng làm việc. Tránh để cổ tay quá căng thẳng, cánh tay thả lỏng tự nhiên khi sử dụng bàn phím.

Kênh ABC News dẫn cảnh báo của chuyên gia vật lý trị liệu Luis Feigenbaun tại Học viện Y khoa Miller thuộc ĐH Miami: “Điều đầu tiên khiến nhân viên cảm thấy sức khỏe xuống cấp là do tư thế làm việc không đúng”. Chùn phần thân trên là tư thế sai khá phổ biến, gây sức ép lên phần dưới cơ thể, làm tổn hại các dây chằng, khớp và mô mềm ở khu vực này.

Ngồi khom người về phía trước có thể khiến ngực bị co lại, làm yếu và đau phần lưng trên hoặc đưa cằm về phía trước có thể làm căng thẳng dẫn đến suy yếu và đau cơ vùng quanh cổ. Bắt chéo hai chân khiến vùng chậu bị chèn ép dẫn đến đau cơ và khiến khó giữ tư thế ngồi thẳng. Việc kẹp điện thoại giữa vai và một bên đầu để giúp tay được rảnh cũng dễ khiến cơ vùng cổ bị yếu và mất cân bằng, có thể gây nhức đầu

Cơ quan Sức khỏe An toàn Nghề nghiệp Mỹ khuyến cáo nên nghỉ 10 phút sau mỗi giờ sử dụng máy tính nhằm giúp cơ thể phục hồi và tránh nguy cơ quá căng thẳng. Trong thời gian nghỉ nên đi lại để cơ được thả lỏng và mạnh khỏe hơn. Nên đứng lên trong lúc làm việc bất cứ khi nào có thể. Nếu có điều kiện, nên đi bộ hoặc đạp xe đến nơi làm việc.

Ăn lành mạnh nơi công sở

Thời gian ăn trưa hay nhấm nháp chút thức ăn khi rảnh rỗi cũng là lúc giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn. Chuyên gia dinh dưỡng Beth Thayer, người phát ngôn của Hội dinh dưỡng Mỹ, cho rằng người lao động cần nên ăn ít nhất sau mỗi 4 giờ làm việc. Tuy nhiên, những điểm bán thức ăn phần lớn không lành mạnh cho cơ thể như nước ngọt thức ăn nhiều chất béo thường hiện diện gần môi trường làm việc, quyến rũ người lao động. Công việc tĩnh tại kết hợp với việc dùng nhiều thức ăn dạng này không tốt cho sức khỏe.

Bà Thayer khuyên nhân viên văn phòng nên mang theo thức ăn. Nếu không phải bữa ăn đầy đủ thì cũng có thể là một ít trái cây, hạt… hoặc thức ăn lành mạnh khác. Tuy nhiên, cần giữ vệ sinh tại nơi làm việc. Chuyên gia Thayer khuyến cáo: “Cần rửa tay kỹ và dọn sạch bàn làm việc sau khi ăn. Không để nơi đó thành nơi vi khuẩn sinh sôi”.

​Hãy vận động 2 phút…

Tờ Clinical Journal of the American Society of Nephrology mới công bố khảo sát trên 3.243 người của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Y khoa Utah phát hiện rằng chỉ cần 2 phút đi lại sau mỗi giờ ngồi làm việc có thể kéo giảm 33% nguy cơ tử vong sớm.

Trưởng nhóm nghiên cứu, GS Srinivasan Beddhu, giải thích rằng việc tăng cường vận động 2 phút sau mỗi giờ ở tư thế ngồi trong 16 giờ (không kể thời gian ngủ) mỗi ngày khiến cơ thể tiêu hao 400 kilocalo/tuần và có giá trị tương đương với tập thể dục mức độ trung bình trong 2,5 giờ mỗi tuần. Tập thể dục trung bình như vậy giúp trái tim cơ bắp và xương khỏe mà sinh hoạt nhẹ thường ngày không thể thay thế được.

 
Trần Thị Nhung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:46 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới