Những THÓI QUEN ai cũng tưởng SẠCH nhưng hóa ra chỉ toàn HẠI THÂN

Thứ năm, 23:37:09 08/11/2018
Những thói quen tưởng chừng vô hại mà hầu như ai cũng mắc này thật ra lại có ảnh hưởng không tốt chút nào tới sức khỏe.

Trong sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày, có những thói quen và hành động bạn tưởng chừng rất tích cực nhưng thực ra nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe

Dưới đây là 6 thói quen mà mọi người nên bỏ càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe

1. Thường xuyên ngoáy tai bằng bông tăm

Nhiều người nghĩ rằng việc thường xuyên dùng bông tăm để ngoáy tai là hoạt động tốt giúp loại bỏ các chất bẩn bên trong, từ đó sẽ hạn chế được các vấn đề về thính giác. Tuy nhiên theo các chuyên gia, lấy ráy tai là một thói quen không hề tốt.

Thường xuyên dùng bông tăm để ngoáy tai là hoạt động tốt giúp loại bỏ các chất bẩn bên trong

Thường xuyên dùng bông tăm để ngoáy tai là hoạt động tốt giúp loại bỏ các chất bẩn bên trong

Trên thực tế ráy tai có vai trò như một màng chắn để ngăn chặn côn trùng, bụi bặm hay các vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong lỗ tai, đồng thời giúp giúp nước trượt ra khỏi ống tai một cách dễ dàng. Theo các nghiên cứu, ráy tai có cơ chế làm sạch tự nhiên, điều đó có nghĩa là nó sẽ tự động thoát ra ngoài thông qua quá trình tắm rửa hoặc gội đầu hằng ngày. Thậm chí, việc chuyển động hàm khi nói, nhai thức ăn cũng giúp đẩy ráy tai từ bên trong ra bên ngoài.

Mọi người cần biết rằng mỗi lần ngoáy tai, nếu không cẩn thận cục ráy sẽ bị đẩy sâu vào bên trong, dẫn đến ống tai sẽ bị nhiễm vi khuẩn viêm có mủ. Chính vì thế, thay vì sử dụng tăm bông hoặc các dụng cụ khác, bạn hoàn toàn có thể vệ sinh sạch sẽ tai bằng cách lau nhẹ tai bằng khăn ướt sau mỗi lần tắm, gội đầu.

2. Mở nắp khi giật nước bồn cầu

Hầu hết mọi người đều có thói quen mở nắp khi giật nước bồn cầu mà không hề biết rằng hành động này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe Theo các chuyên gia, khi xả nước bồn cầu, dòng nước xoáy dùng để “giải thoát” chất thải cũng chứa vô số hạt nhỏ của phần chất thải đó và bắn vào trong không khí – tạo nên “cơn mưa vi khuẩn”. Những hạt nước nhỏ li ti lẫn vi khuẩn có thể bắn ra ngoài không khí ở độ cao đến 2m. Chính vì thế bạn nên đóng nắp bồn cầu lại rồi giật nước sau mỗi lần đi vệ sinh.

3. Rửa sạch tất cả các thực phẩm trước khi sử dụng

Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy phải rửa sạch tất cả các loại thực phẩm trước khi chế biến, tuy nhiên trên thực tế không phải đồ ăn nào cũng cần phải làm sạch.

Theo các chuyên gia, việc rửa một số loại thực phẩm như các loại thịt có thể làm lây lan vi khuẩn khắp bồn rửa và bám vào đồ ăn khác, cuối cùng là xâm nhập vào cơ thể bạn. Chính vì thế các đầu bếp hàng đầu khuyên bạn nên nướng hoặc luộc thịt để khiến vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn ở nhiệt độ cao thay vì rửa.

4. Thường xuyên dùng tay ngoáy mũi

Gỉ mũi đôi khi khiến chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu. Để “tống khứ” nó, đa số mọi người đều dùng tay ngoáy mũi. Đây có thể là thói quen thường ngày của rất nhiều người tuy nhiên, không phải ai cũng biết hành động này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Được biết, việc thường xuyên dùng tay ngoáy mũi sẽ làm lớp niêm mạc mũi tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn, bụi bặm từ tay chuyền vào bên trong, từ đó dẫn đến nhiễm trùng và nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang Thay vì ngoáy mũi, mọi người có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm tăng tốc độ ảnh hưởng của axit vào men răng

Đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm tăng tốc độ ảnh hưởng của axit vào men răng

5. Đánh răng sau mỗi lần ăn

Nếu đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm tăng tốc độ ảnh hưởng của axit vào men răng và làm xói mòn các lớp bên dưới răng.

Đánh răng mỗi ngày là một thói quen tốt nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải làm ngay lập tức sau mỗi lần ăn. Theo các bác sĩ nha khoa, axit trong thực phẩm (trái cây, sữa) có khả năng làm mềm men răng Nếu đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm tăng tốc độ ảnh hưởng của axit vào men răng và làm xói mòn các lớp bên dưới răng, tăng nguy cơ sâu răng

Nha sĩ khuyên bạn nên súc miệng bằng nước hoặc nhai kẹo cao su để tăng sản xuất nước bọt Nếu muốn đánh răng sau khi ăn thì bạn hãy chờ khoảng 30 đến 60 phút.

Trịnh Thị Thúy

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới