Đừng tự hại con của mình bằng những lon nước giải khát

Thứ sáu, 20:47:13 23/11/2018
Theo các bác sĩ dinh dưỡng nước ngọt có gas không tốt cho sức khỏe thậm chí còn là nguyên nhân gây ra các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, béo phì.

Con 5 tuổi nghiện nước ngọt

Chị Hoàng Thị Thương trú tại Hà Đông Hà Nội khổ sở vì cậu con trai 5 tuổi nhưng nghiện nước ngọt có gas và không có lon nước uống là bé lăn ra ăn vạ. Chị Thương kể vợ chồng chị bận không có thời gian chăm con và thường để bé ở nhà với bà nội. Bà nội bé hay mua quà vặt cho cháu và thường cho cháu uống nước ngọt có gas vì nghĩ tốt.

Càng ngày, bé càng nghiện nước ngọt ăn uống mà không có nước ngọt là bé đòi gia đình không dám mua nước ngọt về nhà nhưng lúc nào cũng đòi nước ngọt. Dù mới 5 tuổi nhưng bé nặng 32 kg, ở ngưỡng béo phì

Gần đây, chị Thương thấy con không tập trung, ban đêm ngủ khó thường có dấu hiệu vật vã. Chị cho bé đi kiểm tra thì bác sĩ hỏi ra mới biết bé nghiện nước ngọt có gas và gây ra các trạng thái kích thích thần kinh.

Nhiều gia đình cho rằng nước ngọt đang mệt uống vào tỉnh hơn, dễ tiêu hóa và chiều con cho con uống các loại nước ngọt đồ uống có gas nhưng trên thực tế thứ đồ uống này không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Theo TS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam trong nước ngọt có ga có chứa một lượng caffein nhất định. Với những người bình thường và chỉ uống với một lượng vừa phải, thì lượng caffein này sẽ có tác động tích cực, giúp tinh thần tỉnh táo và nhiều năng lượng hơn.

Nhưng với những người nhạy cảm với caffein, trẻ nhỏ hoặc trong trường hợp tiêu thụ quá nhiều nước ngọt có ga chứa caffein thì có thể gây ra trạng thái kích thích hệ thần kinh trung ương. Quá nhiều caffein có thể gây ra các tình trạng bồn chồn lo lắng đau bụng đau đầu khó tập trung khó ngủ tăng nhịp tim tăng huyết áp quá nhiều caffein cũng có thể sẽ gây mất nước bởi caffein có tác dụng như một chất lợi tiểu.

Đường rỗng gây rối loạn chuyển hóa

Tại phòng khám nội tiết của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhiều trẻ đang học cấp 1, cấp 2 cũng bị tiền đái tháo đường tuyp 2, khi sàng lọc lối sống có tới 90 % các bé nghiện nước ngọt có gas, có thể uống các loại nước ngọt thay nước lọc, thay sữa.

TS Sơn cho biết phần lớn nước ngọt có gas một loại nước có thành phần đường và axit tương đối cao. Trung bình một lon nước ngọt có chứa khoảng 39g đường (tương đương 9.75 thìa cà phê đường).

Tiêu thụ quá nhiều nước ngọt có ga cùng một lúc sẽ làm tăng lượng đường máu, lâu dài sẽ làm tăng tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2.

Trẻ nhỏ uống quá nhiều nước ngọt có ga có thể sẽ dẫn đến thừa năng lượng béo phì vì trong nước ngọt thường chỉ có lượng kalo rỗng.

Ngoài ra, những trẻ uống nhiều nước ngọt có ga cũng là những trẻ thường có xu hướng ít uống các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe (ví dụ sữa nước trái cây), nên sẽ có xu hướng bị thiếu vitamin và các chất khoáng có trong những loại đồ uống có lợi này.

Lượng đường cùng với lượng axit cao trong nước ngọt có ga có thể sẽ gây tổn thương men răng có thể dẫn đến sâu răng nếu sau khi uống nước ngọt không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Để tránh tình trạng này, nên uống nước ngọt có ga trong bữa ăn và súc miệng sạch với nước lọc sau khi uống nước ngọt có gas.

Nước ngọt có ga cũng có chứa rất nhiều phosphor. Cả phosphor và canxi đều là những khoáng chất rất cần thiết cho xương và răng chắc khỏe, tạo năng lượng và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều nước ngọt có ga chứa phosphor có thể dẫn đến tình trạng thừa phosphor.

Thừa phospho còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng các khoáng chất khác của cơ thể như sắt canxi magie và kẽm. Phospho còn có thể kết hợp với canxi gây tích lũy các khoáng chất trong các bó cơ. Ngoài ra, quá nhiều phospho có thể gây ngộ độc, dẫn đến tiêu chảy xơ cứng các cơ quan và mô mềm.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:39 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:25 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới