2 điều cần chú ý đặc biệt khi ngồi điều hòa không thể không biết

Thứ Hai, 14:10:03 11/02/2019
Nếu thường xuyên 'hưởng thụ' sự dễ chịu khi ngồi điều hòa thì cũng cần chú ý vấn đề sức khỏe có liên quan.

Hiện nay, điều hòa trở thành thiết bị không còn hiếm thấy trong gia đình cũng như nơi làm việc. Không gian mát mẻ đem lại thật sự dễ chịu trong những ngày nắng nóng. Khi thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa, bạn cần đặc biệt quan tâm tới hai bộ phận cơ thể là đường hô hấpxương khớp nhất là khớp chân và lưng.

1. Đường hô hấp

Đường hô hấp trở nên là cơ quan chịu tác động nhiều nhất trong môi trường điều hòa, vì hơi lạnh dễ khiến bạn bị ho hắt hơi chảy nước mũi nghiêm trọng còn có thể gây ra viêm phổi

Đặc biệt, với những người học tập làm việc ngay bên dưới điều hòa có thể khiến cho các vi khuẩn phát tán. Thời gian 'ẩn mình' của các loại vi khuẩn này là từ 2-12 ngày, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có hiện tượng sốt kéo dài ho khan rùng mình…

Ngoài ra, nếu trong phòng tuy mát mẻ nhưng độ ẩm quá thấp còn gây bất lợi cho màng dịch ở mũi, mắt. Đồng thời, bụi bẩn luẩn quẩn trong phòng không có đường thoát còn có thể gây phản ứng dị ứng đối với người quá mẫn cảm.

Lạm dụng điều hòa có thể khiến sức khỏe gặp họa

Lạm dụng điều hòa có thể khiến sức khỏe gặp họa

2. Xương khớp

Những người trẻ thường không chú ý đến các cơn đau nhức xương khớp do máy lạnh gây ra. Tuy nhiên, ngồi dưới môi trường gió lạnh thổi xuống lâu ngày chắc chắn sẽ dẫn đến các vấn đề về khớp. Vào thời tiết nắng nóng, mọi người thường mặc quần áo khá mỏng mảnh, trong phòng máy lạnh chạy với công suất cao, tình trạng này sẽ gây kích thích các mạch máu co giãn gấp gáp hơn, dẫn đến xương khớp bị tổn thương nhiễm lạnh đau nhức, cổ và lưng tê cứng…

4 hành động đơn giản bảo vệ xương khớp khi ngồi phòng điều hòa:

- Không để máy lạnh, quạt điện thổi trực tiếp vào bộ phận cổ để tránh cổ bị lạnh mà ảnh hưởng tuần hoàn máu.

- Giữ tư thế ngồi, nằm hợp lý; không vùi mình trên sô pha hay nằm nghiêng xem tivi…

- Không nên nằm gối quá cao.

- Tránh ngồi lâu đứng lâu, cứ cách 45 phút nên vận động cơ thể khoảng 5-10 phút.

Bên cạnh đó, trong phòng quá lạnh, cộng với những thức ăn đồ uống lạnh, còn dễ làm giảm chức năng của dạ dày đường ruột. Ngoài ra phụ nữ đi làm thường mắc váy ngắn, mang giày cao gót, thể chất vốn đã yếu, tay chân tản nhiệt khá nhanh. Vì vậy sự kích thích của không khí lạnh rất ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng gây trở ngại cho quá trình rụng trứng xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc đau bụng dữ dội.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới