Cận thị - Đường tắt dẫn tới "mù lòa" nhưng nhiều người lại coi thường

Thứ sáu, 09:52:03 13/07/2018
Những năm gần đây, số người mắc của tật khúc xạ về mắt gia tăng; ⅔ trong số đó là cận thị và ⅓ còn lại là các tật khúc xạ khác. Dưới sự phát triển của KH-KT và bước ngoặt lớn trong cuộc khoa học công nghệ 4.0, tỷ lệ người mắc cận thị càng tăng lên một cách chóng mặt. Nguyên do dẫn đến cận thị là chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu hợp lý; học tập và làm việc không đủ ánh sáng, mắt làm việc quá nhiều với thiết bị điện tử….

Số người mắc của tật khúc xạ về mắt gia tăng; ⅔ trong số đó là cận thị - Ảnh minh hoạ

Số người mắc của tật khúc xạ về mắt gia tăng; ⅔ trong số đó là cận thị - Ảnh minh hoạ

Cận thị có dấu hiệu gì

Mắt bình thường, ánh sáng sẽ được khúc xạ để ảnh hội tụ ở võng mạc những bất thường về cấu trúc nhãn cầu làm ánh sáng không hội tụ trên võng mạc gọi là tật khúc xạ

Cận thị chính là sự rối loạn khúc xạ, là sự mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của Mắt Nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng này là do trục nhãn cầu dài, khiến cho khoảng cách đến võng mạc dài ra, điểm ảnh không rơi được vào võng mạc; hoặc do cấu trúc thay đổi, độ cong của nhãn cầu như trong bệnh giác mạc hình chóp, thể thủy tinh con trong thể thủy tinh chóp trước và chóp sau.

Cận thị là sự mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt

Cận thị là sự mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt

Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải điều tiết mắt để thấy rõ. Người mắc tật cận thị, thời gian đầu thường được bộc lộ rõ nhất thông qua hành động nheo mắt; thường xuyên bị mỏi mắt và khô mắt khi tập trung nhìn một vật. Lứa tuổi thường mắc tật cận thị nhất là các bạn nhỏ trong lứa tuổi học sinh và các bạn sinh viên.

Nguyên nhân dẫn tới cận thị

Thống kê cho biết, khoảng 1,5 triệu học sinh ở nước ta mắc tật cận thị và phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên quan tới sức khỏe Theo tổ chức y tế thế giới WHO, cận thị mà không được điều chỉnh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa Nguyên nhân chính dẫn tới cận thị:

- Yếu tố di truyền: Nếu bố, mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng con cái bị cận thị là 100% do yếu tố di truyền.

- Môi trường học tập và làm việc thiếu sáng.

- Sai tư thế ngồi khi học tập, làm việc; mắt để quá gần so với quy định.

Học tập và làm việc đúng tư thế để tránh tật cận thị

Học tập và làm việc đúng tư thế để tránh tật cận thị

- Sách truyện chữ in quá bé, khiến đôi mắt phải điều tiết nhiều để đọc.

- Chương trình học tập làm việc quá tải so với lứa tuổi khiến đôi mắt căng thẳng thêm.

- Thiết bị điện tử: sử dụng quá nhiều với các thiết bị điện tử để phục vụ học tập, công việc khiến tia UV tác động trực tiếp lên đôi mắt, lâu dài chính là nguyên nhân dẫn đến cận thị.

Khắc phục và ngăn ngừa tình trạng cận thị gia tăng

Để hạn chế mắc các tật khúc xạ về mắt và tăng độ cận ở người đã bị cận thị, các bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

- Điều chỉnh và sắp xếp thời lượng học tập, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý: Chỉ nên học tập, xem TV, đọc sách, sử dụng máy tính, điện thoại từ 45 phút đến 1 tiếng và giải lao 10-15 phút ngay sau đó bằng cách: nhìn ra xa 6 mét hoặc ra ngoài chơi, tham gia hoạt động thể thao, các hoạt động ngoài trời để thư giãn mắt.

- Học tập và làm việc đúng tư thế, ngồi ở nơi có đủ ánh sáng.

- Đeo kính đúng độ cận và thường xuyên massage cho đôi mắt. Không nên đeo quá liên tục và nên kiểm tra định kỳ 3-6 tháng để tránh lên độ cận.

- Đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng, cung cấp đầy đủ vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho mắt.

- Để tránh tình trạng khô mắt, mỏi mắt và phải điều tiết mắt, bạn nên sử dụng nước mắt nhân tạo thuốc nhỏ mắtthuốc bổ mắt có nguồn gốc xuất xứ, uy tín, được bộ Y tế công nhận.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới