Bệnh mề đay là gì? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh

Thứ sáu, 19:14:06 19/10/2018
Mề đay là một phản ứng viêm của da có cơ chế phức tạp trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh mề đay này nhé!

Bệnh mề đay là gì?

Bệnh mề đay là một phản ứng viêm của da ở lớp bì gây nên phù nề và nổi mẩn với hình dạng bất kỳ, kích thước cũng khác nhau. 

Bệnh nổi mề đayBệnh nổi mề đay

Đây là căn bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch dẫn đến sự gia tăng chất trung gian hóa học histamin Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và có khả năng bệnh quay trở lời nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.

2. Nguyên nhân nổi mề đay

Một số nguyên nhân dẫn tới nổi mề đay như:

Do di truyền: nếu trong gia đình có người mắc bệnh mề đay thì đó có thể là nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải căn bệnh này.

Do cơ thể có sức đề kháng yếu: Đây cũng là nguyên nhân gây nên khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.

Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: bệnh mề đay thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh.

Sự tác động của yếu tố môi trường là nguyên nhân nổi mề đaySự tác động của yếu tố môi trường là nguyên nhân nổi mề đay

Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Là nguyên nhân thường gặp nhất, bao gồm: tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển thịt bò trứng sôcôla phô mai các loại mắm, tương, chao rượu bia đồ uống có cồn… thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng.

Do dị ứng với một số thuốc: Đó có thể là thuốc uống, thuốc bôi ngoài da bao gồm: Pennicillin aspirin thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod, thuốc cao huyết áp suy tim xương khớp thuốc gây mê thuốc ngủ, huyết thanh, một số loại vaccin, thuốc ngừa thai…

Dị ứng thuốc dẫn tới nổi mề dayDị ứng thuốc dẫn tới nổi mề day

Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim giun đũa giun lươn giun chỉ sán… gây xuất hiện mề đay và thường xuyên quay trở lại.

 

3. Triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mẩn, sần da: Đây là triệu chứng bệnh mề đay mẩn ngứa đặc trưng nhất, có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên toàn bộ bề mặt của da. Những vết mẩn này có màu đỏ, có diện tích lớn hoặc chỉ nhỏ vài cm và gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Nổi mẩm, sần da và triệu chứng nổi mề đay thường thấyNổi mẩm, sần da và triệu chứng nổi mề đay thường thấy

Phù mạch: đây là tình trạng dò rỉ chất lỏng từ các mạch máu ở phía sâu trong da hoặc dưới lớp niêm mạc Khi đó, ở những vùng phát ban, nổi mẩn, bạn sẽ cảm thấy đau đớn, kéo dài khoảng 24 tiếng. Trong trường hợp xuất hiện vết bầm tím sau khi chữa trị, có thể bạn đã bị mắc chứng mề đay viêm mạch

4. Điều trị nổi mề đay

 

Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước), Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng  

Điều trị nổi mề đay bằng thuốc bôi ngoài daĐiều trị nổi mề đay bằng thuốc bôi ngoài da

Ngoài ra, đối với mề đay mãn tính do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Những chia sẻ trên đây về bệnh nổi mề đay, mong rằng sẽ là những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể hiểu một cách khải quát về bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất. Chúc các bạn sức khỏe!

 

Nguyễn Thị Ngòi

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:45 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới