Tụt lợi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị tụt lợi

Thứ Hai, 05:46:10 22/10/2018

Tụt lợi là bệnh gì?

Tụt lợi (teo rút nướu) là tình trạng mà khi nướu bị kéo trở lại từ bề mặt răng, để lộ bề mặt chân răng. Đây là một dạng bệnh (nha chu) về nướu do vệ sinh răng miệng kém và có thể dẫn đến gãy răng.

Triệu chứng của tụt lợi là chảy máu và hôi miệng

Triệu chứng của tụt lợi là chảy máu và hôi miệng

Triệu chứng thường gặp

- chảy máu sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa

- Nướu sưng, đỏ

- Hơi thở có mùi hôi

- Đau ở nướu

- Nướu bị thu hẹp lại rõ rệt

- Lộ chân răng

- Răng lung lay.

Nguyên nhân gây tụt lợi

Bệnh nha chu: Đây là những bệnh nhiễm trùng nướu do vi khuẩn phá hủy mô nướu và các men răng hỗ trợ cho răng. Bệnh nướu răng là nguyên nhân chính gây tụt lợi

Gen: Một số người có thể nhạy cảm hơn với bệnh nướu răng Trong thực tế, các nghiên cứu cho thấy 30% dân số có thể dễ dàng mắc phải các bệnh về nướu, bất kể họ chăm sóc răng tốt như thế nào

Đánh răng không đúng cách: Nếu bạn đánh răng bằng bàn chải quá cứng hoặc không đúng cách, các men trên răng có thể bị mất đi và nướu sẽ bị tụt xuống

Chăm sóc răng miệng không đúng: Đánh răng không đầy đủ, không dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn sẽ gây hình thành các mảng bám trên răng (cao răng), một chất cứng bám vào phần trên và giữa các răng, điều này có thể dẫn đến tụt nướu. Bạn chỉ có thể loại bỏ được cao răng bằng các biện pháp làm sạch răng chuyên nghiệp;

Thay đổi nội tiết tố: Sự biến động hàm lượng hormone nữ trong suốt cuộc đời của người phụ nữ chẳng hạn như trong tuổi dậy thì mang thai và thời kỳ mãn kinh, có thể làm cho nướu nhạy cảm hơn và dễ bị tụt.

Giữ vệ sinh răng miệng, khám nha sĩ định kỳ để hạn chế tụt lợi

Giữ vệ sinh răng miệng, khám nha sĩ định kỳ để hạn chế tụt lợi

Điều trị chứng tụt lợi

Cách điều trị tụt lợi không quá khó, chỉ cần bạn áp dụng á biện pháp dưới đây tại nhà thường xuyên:

- Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên và đánh răng để loại bỏ vi khuẩn các hạt thức ăn, mảng bám và cao răng

Gặp nha sĩ theo định kỳ 6 tháng 1 lần để làm sạch răng nhằm ngăn ngừa các loại biến chứng, vì cao răng có thể góp phần gây ra bệnh nướu và tụt nướu. Thậm chí, nếu bạn không gặp bất kỳ triệu chứng gì thì nha sĩ cũng có thể xác định các dấu hiệu sớm của bệnh nướu răng.

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:45 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới