Tìm hiểu về sốc thuốc và các biện pháp phòng ngừa sốc thuốc

Chủ nhật, 00:52:10 21/10/2018
Sốc thuốc là hiện tượng có thể xảy ra ngay trong khi người bệnh đang được tiêm hoặc sau khi tiêm, truyền, uống thuốc. Nếu phản ứng sốc thuốc tức thì sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

Sốc thuốc

Sốc thuốc là phản ứng không mong muốn trong quá trình điều trị bệnh Điều này xảy ra bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do người bệnh và cũng có thể do chính các bác sĩ y tá Nhiều khi cùng điều trị một loại bệnh nhưng sử dụng được cho người bệnh này lại không phù hợp với cơ địa người bệnh khác.

Sốc thuốc là phản ứng không mong muốn trong quá trình điều trị bệnh

Sốc thuốc là phản ứng không mong muốn trong quá trình điều trị bệnh

Nguyên nhân gây sốc thuốc

+ Người có thể trạng yếu: Sốc thuốc thường xảy ra nhiều hơn với người có thể trạng yếu (trẻ nhỏ, người già, người bị kèm bệnh khác). Với đối tượng này, cần cân nhắc giữa lợi ích, nguy cơ, chọn cách dùng an toàn nhất, nếu vì bệnh tật buộc phải dùng các dạng thuốc có tần suất gây sốc cao thì càng phải thận trọng.

thuốc dùng bị giảm sút chất lượng: Hết hạn hoặc hạn dùng còn rất ngắn (chỉ còn 1/3, 1/4 hạn dùng ghi trên nhãn), có những biểu hiện khác thường so với thuốc lúc nguyên thủy (gãy cạnh, dễ vỡ nát, ẩm ướt, biến màu, không trong suốt, không đồng nhất, mùi vị khác thường...). Trường hợp này, thuốc đã biến chất dễ gây sốc. 

+ Đối với một số thuốc có tần suất gây sốc cao (chẳng hạn như penicilin tiêm...): Quy định bắt buộc trước khi dùng thuốc này là phải thử phản ứng. Kỹ thuật thông thường là tiêm dưới da một lượng rất nhỏ thuốc (10 UI), sau một thời gian nhất định, nếu không có hiện tượng bất thường như ban đỏ... thì có thể tiếp tục dùng thuốc theo liều chỉ định.

Kỹ thuật dùng thuốc không đúng: sốc thuốc cũng có thể xảy ra với trường hợp kỹ thuật dùng thuốc không đúng. Đặc biệt hay gặp khi dùng thuốc tiêm truyền. 

Các biện pháp phòng ngừa sốc thuốc

+ Phải thật sự cảnh giác với tất cả các đối tượng dùng thuốc. 

+ Trong bệnh viện điều dưỡng viên phải có mặt trong buồng bệnh, trực tiếp cho người bệnh dùng thuốc, kịp thời xử lý các biến cố.

Sốc thuốc có thể xảy ra trong lúc truyền, tiêm

Sốc thuốc có thể xảy ra trong lúc truyền, tiêm

+ Tránh giao thuốc cho người bệnh tự dùng, đặc biệt tránh việc để cho người nhà trông nom việc truyền dịch.

+ Ở tuyến y tế cơ sở nên chọn dùng dạng thuốc có trong danh mục thuốc thiết yếu, nếu bị sốc thì thường nhẹ có thể xử lý được; tránh dùng loại thuốc vượt tuyến, có tần suất gây sốc cao vượt quá khả năng giải quyết.

Vấn đề sốc thuốc cần được xem xét một cách khách quan, bởi có không ít trường hợp dù bệnh đã được phát hiện nhưng vẫn không cứu được người bệnh do người bệnh không thích ứng với thuốc hoặc có thể trạng quá kém.

Thủy Ngân

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới