Thay thuốc kháng sinh khi đang điều trị, bạn có biết lý do?

Thứ Hai, 11:20:06 26/11/2018
Trong đơn thuốc điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ em, bác sĩ điều trị thường có thêm dòng lưu ý: sau 3-4 ngày dùng thuốc, nếu không đỡ thì đến khám lại. Việc làm này khiến nhiều bà mẹ hiểu lầm đây là “chiêu vẽ vời” để kiếm tiền của người bệnh. Thực ra câu chuyện này liên quan đến chuyện thay thuốc và phối hợp thuốc kháng sinh giữa liệu trình điều trị, mà nhiều người sử dụng thuốc chưa hiểu hết được.

Cần hiểu đúng lời dặn của bác sĩ

Đây là lý do tại sao bác sĩ lại dặn sau 3-4 ngày không đỡ thì đến khám lại?

Thực chất các bệnhviêm đường hô hấptrẻ em bao gồm các nhiễm khuẩn ở bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp như: tai, mũi, họng, xoang thanh quản khí quản phế quản tiểu phế quản, phổi. Để điều trị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho dùng với thời gian từ 7-10 ngày (tùy từng loại thuốc). Cũng có loại thuốc thời gian điều trị chỉ từ 3-5 ngày, do nồng độ thuốc còn lưu lại trong máu lâu ngày, nên vẫn có tác dụng tiêu diệt hết vi khuẩn Sở dĩ bác sĩ dặn bệnh nhân sau 3-4 ngày dùng thuốc mà không đỡ thì phải đi khám lại nên hiểu như sau: Đúng ra khi đã chẩn đoán các nhiễm khuẩn, người bệnh phải làm kháng sinh đồ, từ đó bác sĩ chọn lựa kháng sinh tốt nhất cho từng bệnh nhân, như vậy hiệu quả điều trị sẽ cao. Tuy nhiên, với các nhiêm khuẩn cấp tính, có sốt cao, trong thời gian đợi kết quả kháng sinh đồ, trẻ dễ bị bội nhiễm nên bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc luôn. Nếu kháng sinh đó đáp ứng tốt với vi khuẩn thì sau 3-4 ngày điều trị tấn công, vi khuẩn bị khống chế, trẻ sẽ dứt sốt, các triệu chứng bệnh (ho, khạc đờm sổ mũi ) sẽ giảm dần và dùng thuốc hết liều điều trị (sau 7 ngày) trẻ sẽ khỏi hẳn. Nếu vi khuẩn đã kháng lại kháng sinh đó, hay nói cách khác là kháng sinh đó không đáp ứng để trị nhiễm khuẩn, thì sau 3-4 ngày, trẻ vẫn sốt cao, các dấu hiệu bệnh không giảm, thậm chí vi khuẩn có thể bội nhiễm sang các cơ quan lân cận. Vì vậy, để đạt hiệu quả tốt nhất khi dùng kháng sinh, bác sĩ dặn phụ huynh cho trẻ đến khám lại nếu bệnh không đỡ là có cơ sở.

Vì sao trẻ dùng kháng sinh mà bệnh chưa đỡ?

Với các trường hợp dùng kháng sinh mà bệnh không đỡ thông thường gặp ở trẻ đã dùng đi dùng lại kháng sinh đó nhiều lần, hoặc bác sĩ kê cho dùng loại kháng sinh chỉ có tác dụng kìm hãm khuẩn (kháng sinh hãm khuẩn được kê toa trong trường hợp nhiễm khuẩn chưa ở mức trầm trọng, cơ thể còn sức đề kháng vì thuốc chỉ làm vi khuẩn ngưng phát triển, yếu đi và hệ thống đề kháng của cơ thể sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt chúng. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng, cơ thể yếu, bắt buộc phải dùng kháng sinh diệt khuẩn) thì bác sĩ buộc phải chỉ định cho bệnh nhi dùng sang loại kháng sinh có tính diệt khuẩn, phổ rộng, tăng hiệu quả điều trị. Thậm chí, có trường hợp phải dùng phối hợp 2 loại kháng sinh cùng lúc để tăng hiệp đồng tác dụng điều trị (ở các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, tái đi tái lại nhiều lần liên tục).

Việc bác sĩ yêu cầu người bệnh khám lại đã gây không ít hiểu lầm. Có người nghĩ rằng đó là cách để thêm một lần người bệnh phải mất tiền khám và mua thuốc. Vì vậy không ít người thấy con dùng thuốc không đỡ đã tự ý đổi thuốc hoặc dùng phối hợp thêm một loại kháng sinh mới. Điều này rất nguy hiểm vì việc chọn lựa kháng sinh không đúng và phối hợp kháng sinh không theo nguyên tắc sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Vì phối hợp kháng sinh sẽ làm số kháng sinh phải dùng nhiều hơn, dẫn đến chi phí điều trị tăng cao, nhất là tỷ lệ bị tác dụng phụ do thuốc nhiều hơn nên sự phối hợp đòi hỏi thận trọng và cân nhắc tối đa.

Hiểu biết cần thiết về phối hợp kháng sinh

Sự phối hợp kháng sinh phải nhằm đạt 3 mục đích: mở rộng phổ kháng khuẩn, loại trừ nguy cơ xuất hiện chủng đề kháng, đạt được tác dụng diệt khuẩn. Nguyên tắc phối hợp kháng sinh: hai kháng sinh phối hợp nên cùng loại tác dụng, hoặc cùng có tác dụng hãm khuẩn (gồm nhóm tetracyclin cloramphenicol macrolid, lincomycin, sulfamid), hoặc cùng có tác dụng diệt khuẩn (gồm nhóm beta-lactam, aminosid, polypeptid, vancomycin, quinolon). Không được phối hợp kháng sinh hãm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn vì sẽ dẫn đến hiệu ứng đối kháng.

Hai kháng sinh phối hợp không cùng một cơ chế tác dụng hoặc không gây độc trên cùng một cơ quan. Thí dụ như không nên phối hợp 2 beta-lactam vì có cùng tác dụng trên vỏ bọc của tế bào vi khuẩn, hoặc không phối hợp 2 kháng sinh cùng nhóm aminosid vì nhóm aminosid gây độc đối với tai và thận, nếu phối hợp 2 kháng sinh cùng nhóm sẽ gây điếc và hại thận trầm trọng trong khi hiệu quả điều trị lại không tăng.

Vì những yếu tố trên, điều mà cha mẹ cần làm cho con mình khi gặp các nhiễm khuẩn hô hấp là cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, dùng thuốc kháng sinh đủ ngày, đúng liệu trình, không bỏ thuốc giữa chừng, không tùy tiện  dùng thuốc mà chưa có chỉ định. Trong quá trình dùng thuốc cần theo dõi các phản ứng phụ để báo cho bác sĩ có hướng xử trí.

Quách Hồng Hạnh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:39 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới