Phòng tránh các bệnh viêm họng, viêm mũi khi đi bơi mùa hè

Thứ Ba, 09:54:03 04/09/2018
Thời tiết mùa hè thời tiết oi bức, nhiều người không những ở thành thị và cả ở nông thôn thường thích đi bơi ở bể bơi hoặc ao hồ, sông suối để làm giảm sự nóng nực. Nhưng cũng chính vì thế mà các bệnh tai - mũi - họng phát sinh.

Vì sao dễ mắc bệnh?

Tại buổi nói chuyện truyền thông cho người dân về chủ đề "Phòng tránh bệnh tai mũi họng thường gặp khi đi bơi" tại Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe (TP.HCM), bác sĩ Nguyễn Thành Lợi (Bệnh viện Tai Mũi Họng, TP.HCM) nêu rõ, do thời điểm mùa hè, tiết trời oi bức, rất nhiều người tìm đến hồ bơi, khiến nước ở các hồ bơi rất dễ bị ô nhiễm, người bơi dễ mắc các bệnh tai mũi họng như: viêm họng viêm mũi viêm mũi xoang, viêm tai bệnh đường hô hấp

Ngoài ra, còn có thể mắc một số bệnh ở các cơ quan khác như: mắt, da tóc Theo BS Lợi, mũi họng thuộc đường hô hấp trên, trong sinh hoạt hằng ngày, mũi họng như là cửa ngõ chính của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Mũi họng có liên quan mật thiết với tai, thông với tai qua vòi nhĩ. Ở những hồ bơi không đảm bảo vệ sinh, nước hồ bơi có thể chứa những chất thải do một số người vô ý thải ra (như: đàm dãi, nước mũi, thậm chí cả nước tiểu ). đây là những yếu tố lớn làm người đi bơi mắc bệnh tai - mũi - họng đau mắt các bệnh ngoài da...

Cách phòng tránh

Triệu chứng mắc bệnh viêm họng dễ gặp nhất khi bơi về là người cảm thấy mệt mỏi họng khô rát đau và sốt; mắc bệnh viêm mũi xoang dẫn đến viêm tai giữa: ngứa mũi, nhày mũi nghẹt mũi chảy nước mũi nước mũi đục vàng hoặc xanh, mệt mỏi, sốt nhức đầu đau nhức vùng má, vùng trán. Cần hết sức lưu ý vì nhiễm trùng từ mũi xoang có thể đi theo vòi nhĩ vào tai giữa gây viêm tai giữa cấp (với các triệu chứng: ù tai giảm thính lực đau tai - trẻ thường ôm tai khóc, hoặc khóc thét lên khi có ai chạm vào tai; đôi khi sốt và tiêu chảy; nếu không chữa trị đúng, vài ngày sau mủ sẽ ứ trong tai giữa gây thủng màng nhĩ

Bệnh thứ ba thường gặp là viêm tai ngoài sau bơi - là do nhiễm trùng ống tai, do ống tai ngoài sau khi tiếp xúc với nguồn nước bị bẩn. Bệnh biểu hiện: ngứa tai ù tai giảm thính lực, ống tai viêm sưng đỏ, đau tai tăng dần (đau nhất là khi sờ vào tai, khi ngáp, khi nhai nuốt khiến trẻ thường ôm tai khóc), sốt, đôi khi có mủ chảy ra từ tai. Nếu vi khuẩn tấn công mạnh có thể làm viêm lan tấy ống tai ngoài, làm sưng góc hàm phía tai bị viêm (tuy nhiên màng nhĩ không bị tổn thương)...

Để phòng bệnh tai mũi họng khi bơi lội, đầu tiên cần chọn hồ bơi có nước sạch, phù hợp lứa tuổi; không khạc nhổ, tiểu tiện khi bơi; trong khi bơi tránh để sặc nước, hạn chế để nước lọt vào mũi họng; sau khi bơi xong tránh việc ngoáy tai làm trầy xước da ống tai vì sẽ tạo điệu kiện cho vi trùng xâm nhập (trường hợp nước bẩn vào tai); sau khi trẻ bơi xong nên tắm lại cho trẻ bằng nước sạch (phòng nước hồ bơi nhiễm bẩn), xì nhẹ mũi để nước bẩn còn trong mũi ra hết...

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:46 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới