Những nguy cơ gây bệnh nấm thanh quản thường gặp nhất

Thứ Ba, 15:28:05 18/09/2018
Khi bị ho nhiều và khan tiếng hãy nghĩ đến bệnh nấm thanh quản. Bệnh thường gặp ở những người có tiếp xúc trực tiếp với môi trường có thể có nấm, thể trạng kém, dùng nhiều thuốc kháng sinh, đặc biệt là thuốc có corticoids dưới dạng xịt họng thường xuyên. 

Theo một nghiên cứu của TS.BS.Nguyễn Trọng Minh - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy và cộng sự, bệnh nấm thanh quản là một bệnh lý tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên, ngày nay, căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng.

Mắc bệnh do... bán hoa

Gần 10 năm là chủ cửa hàng cây kiểng, bonsai, hoa phong lan, anh Lê Mạnh Cường (38 tuổi, ngụ tại TP.HCM) không hề biết rằng đây là nguyên nhân làm cho anh mắc bệnh nấm thanh quản “Cũng khá lâu rồi, tôi thường bị ho khàn tiếng rát và đau họng Do bận rộn với công việc kinh doanh, buôn bán hoa, bonsai nên tôi không đi khám mà ra tiệm thuốc mua thuốc về uống. Mỗi lần như vậy tôi thấy đỡ hơn. Nhưng rồi tình trạng bệnh lại lặp lại. Khi cổ bị đau và nuốt vướng, không thể ăn được tôi đi bệnh viện khám, rồi bác sĩ cho nội soi và làm sinh thiết, phát hiện mình mắc bệnh nấm thanh quản”, anh Cường kể lại.

Bác Nguyễn Văn Lai (50 tuổi, ngụ tại Long An) lại bị nấm thanh quản do sử dụng thuốc cắt cơn hen suyễn dài ngày. Bác Lai thường bị ho, khàn tiếng, đau, ngứa và khô họng. Nhưng do một thời gian dài hút thuốc lại cộng thêm bệnh hen suyễn nên cứ nghĩ những triệu chứng đó là do bệnh hen suyễn gây nên. Tuy nhiên, gần 3 tuần trước khi nhập viện, bác bị ho, khàn tiếng liên tục, ăn uống rất khó khăn. Đi khám bệnh, bác sĩ kết luận bị nấm thanh quản.

TS. Nguyễn Trọng Minh cho biết, khan tiếng và ho là triệu chứng cơ năng nổi bật nhất, tỉ lệ là 100%. Đặc điểm của ho trong nhiễm nấmho khan trong 3 - 5 ngày đầu, ho nhiều thậm chí dữ dội, thường xuất hiện sau cảm cúm Sau những ngày đầu thì ho có đàm trắng đục, thậm chí lẫn máu, tiếng khan ngày một nặng, thậm chí nói không ra tiếng, thường là khào khào, giọng yếu hẳn. Ngoài ra, những triệu chứng khác kèm theo như: đau họng, rát họng, tức ngực và đau vùng ngực cũng xuất hiện.

Ô nhiễm môi trường là thủ phạm

Theo TS. Minh, những trường hợp nhiễm nấm tập trung ở độ tuổi lao động (từ 35 - 50 tuổi), nam mắc nhiều gấp 5 lần so nữ. Lý do chưa biết chính xác nhưng có thể nam thường là lao động chính trong gia đình tiếp xúc nhiều hơn với môi trường có thể có nấm, kết hợp với thường xuyên dùng rượu thuốc lá thuốc kháng sinh Trong 12 trường hợp mắc bệnh tới khám tại phòng khám tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy có 4 người là nam chủ của cửa hàng cây kiểng, bonsai, hoa phong lan. Đặc biệt, 1 trường hợp nhiễm HIV và 1 ca nhiễm lao phổi kèm theo.

Nguyên nhân gây bệnh theo nghiên cứu do nhiễm nấm Asperillus là chủ yếu. Điều này cho thấy môi trường bị ô nhiễm nhiều, loại nấm này có trong môi trường, trong không khí, điều này ngược hẳn trong y văn là Candida Albicans mới là loại nhiễm nấm nhiều nhất.

Vì nấm Candida thường trú trong niêm mạc miệng họng và thành bệnh trên những người có thể trạng sức đề kháng kém hoặc cùng lúc nhiễm bệnh khác như: lao, HIV hút thuốc uống rượu thường xuyên và lạm dụng thuốc kháng sinh Nhiễm Candida là loại nhiễm nhiều nhất được ghi trong y văn. Nhưng trong nghiên cứu, TS. Minh và cộng sự, Asperillus mới là loại nhiễm đa số, chiếm 83,33%.

Trong chẩn đoán về nấm, có nhiều phương pháp và cách làm như phết họng, soi tươi tìm bào tử nấm hoặc nuôi cấy để định danh và đặc biệt là sinh thiết. Nghiên cứu cho thấy, sinh thiết là phương pháp chắc chắn vì khi lấy thì lấy cả giả mạc thậm chí cả phần mô nhiễm, kết quả chắc chắn. Trong khi đó nội soi rất khó lấy dịch hoặc phết trên niêm mạc để nuôi cấy và kết quả trong chẩn đoán thường không có nấm thuốc kháng nấm có nhiều loại và nhiều dạng khác nhau như dạng mỡ bôi, dung dịch, dạng uống. Tuy nhiên, tất cả các loại này đều có độc tính cao cho gan Vì vậy, không dùng cho những bệnh nhân bị bệnh gan và phải kiểm tra chức năng gan mỗi từ 1 - 3 tháng.

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:37 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới