Nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei cảnh báo bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn máu

Thứ bảy, 19:52:10 01/12/2018
Burkholderia pseudomallei – một loại vi khuẩn có ở trong đất, xâm nhập cơ thể người qua vết da bị trầy xước và gây bệnh Melioidosis. Khi mắc bệnh này, biểu hiện lâm sàng khá phức tạp, do đó việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do Melioidosis rất cao nên nó được Chính phủ Mỹ liệt vào danh sách vũ khí sinh học tiềm năng...

Bệnh nhân N.T.B. ở Ba Vì - Hà Nội đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao hơn 40oC, tình trạng sốt của bệnh nhân B. kéo dài từ một tháng nay và được điều trị tại địa phương mà chưa tìm được nguyên nhân gây sốt. Ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán bà B. bị viêm phổi nhiễm khuẩn máu. Tuy nhiên, sau 18 ngày điều trị bằng kháng sinh, tình trạng sốt cao, lúc nóng, lúc lạnh của bệnh nhân B. vẫn chưa cải thiện.  

 

Cuối cùng, các bác sĩ Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai đã xác định nguyên nhân gây nên tình trạng sốt của bệnh nhân B. là do nhiễm một loại vi khuẩn sống trong đất có tên khoa học là Burkholderia pseudomallei (gây bệnh Melioidosis). Chỉ sau 2 ngày điều trị kháng sinh đặc hiệu, các triệu chứng của bệnh nhân B. đã giảm đi rất nhiều và các cơn sốt quái ác đã hết hẳn mấy ngày sau đó. Tuy nhiên, bà B. vẫn phải tiếp tục điều trị kháng sinh tiêm liều cao trong 2 tháng, sau đó phải uống phối hợp 2 loại kháng sinh liên tục trong 6 tháng và phải được làm xét nghiệm kiểm tra định kỳ trong thời gian tiếp theo...

“Tôi chỉ làm ruộng và chăn nuôi lợn, gà chứ không có làm công việc gì khác, thế mà lại mắc bệnh này. Khi bị sốt mãi mà không tìm ra được bệnh, tôi cứ tưởng mình sẽ chết, nay được các bác sĩ ở đây tìm ra bệnh thì dù có phải điều trị mất bao nhiêu thời gian và tốn kém thế nào thì cũng phải chữa chạy cho khỏi bệnh”. - bà B. ngậm ngùi nói.

TS.BS. Phạm Thanh Thủy, Phó chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh Melioidosis hay còn được gọi theo tên nhà khoa học đầu tiên phát hiện ra loại vi khuẩn này là bệnh Whitmore, là một bệnh nhiễm khuẩn hiếm gặp, được BS. Whitmore phát hiện lần đầu vào những năm đầu của thế kỷ 20, ở Myanma.

Còn ở Việt Nam, một trong những ca Whitmore đầu tiên được GS.Nguyễn Xuân Nguyên phát hiện trên một bệnh nhân có áp-xe ở mắt. Loại vi khuẩn này có ở đất, đặc biệt là ở vùng đất bùn bẩn, ô nhiễm. Vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể qua  da bị trầy xước tiếp xúc trực tiếp với nước hay đất nhiễm khuẩn; hít phải bùn nước có chứa loại vi khuẩn này.

Khi vi khuẩn Burkholderia pseudomallei đã thâm nhập cơ thể người, chúng có thể gây bệnh ngay hoặc “nằm yên” đến vài chục năm, chờ khi cơ thể người suy yếu là lúc thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh, do đó bệnh thường gặp ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch bệnh nhân đái tháo đường suy thận

Mỗi năm, Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai gặp khoảng chục trường hợp mắc bệnh Melioidosis với biểu hiện lâm sàng khá phức tạp. Khi mắc căn bệnh này, triệu chứng phổ biến nhất xuất phát từ nhiễm khuẩn phổi, có thể diễn tiến từ nhẹ đến viêm phế quản phổi nặng; cũng có thể biểu hiện khu trú bằng các ổ nhiễm khuẩn trên da. Bệnh nhân thường có biểu hiện cấp tính như sốt cao nhức đầu chán ăn ho đau ngựcđau nhức các cơ bắp. Khi diễn biến nặng có thể gây nhiễm khuẩn máu, do đó nguy cơ tử vong cao.

Khi điều trị, bệnh nhân cần được điều trị kéo dài, phải dùng kháng sinh tiêm liều cao 2 tháng, sau đó tiếp tục dùng kháng sinh ít nhất 6 tháng tiếp theo. Điều nguy hiểm là bệnh tuy đã được điều trị nhưng lại dễ tái phát, do đó sức khỏe của bệnh nhân rất dễ suy kiệt do bệnh tái đi tái lại hoặc do điều trị không đúng phác đồ. Ngoài ra, việc điều trị bệnh phải mất nhiều thời gian và vô cùng tốn kém nên có không ít bệnh nhân không có đủ khả năng để theo điều trị. Đó là những nguyên nhân gây nên tử vong ở bệnh nhân nhiễm phải loại vi khuẩn nguy hiểm này. Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh nhưng bệnh Melioidosis có thể điều trị được bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm.

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới