Nhiễm liên cầu khuẩn lợn có thể bị biến chứng và di chứng nặng nguy hiểm

Chủ nhật, 04:47:04 02/12/2018
Các chuyên gia truyền nhiễm cho biết, khi nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn, người nhiễm có thể có các biểu hiện sau: viêm màng não mủ đơn thuần, nhiễm khuẩn huyết đơn thuần hoặc phối hợp cả hai loại.

Liên cầu khuẩn lợn là loại vi khuẩn gây bệnh cho người và lợn, đây là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó có lợn và người là chủ yếu. Bệnh tăng mạnh trong mùa nắng nóng và có nguy cơ trở thành dịch nếu không có biện pháp phòng tránh, điều trị. Bệnh có thể lây từ lợn sang người và gây tử vong. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%. Con đường lây truyền từ lợn sang người có thể qua vết thương ở da đường hô hấp tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở heo bệnh. hoặc qua đường ăn uống.

Người nhiễm liên cầu khẩn lợn có thể bị phù não, tử vong.

Người nhiễm liên cầu khẩn lợn có thể bị phù não, tử vong.

Các chuyên gia truyền nhiễm cho biết, khi nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn, người nhiễm có thể có các biểu hiện sau: viêm màng não mủ đơn thuần nhiễm khuẩn huyết đơn thuần hoặc phối hợp cả hai loại. Với bệnh nhân viêm màng não nếu phát hiện sớm thì điều trị sẽ có kết quả tốt, nếu phát hiện muộn, người bệnh có thể bị phù não nếu không tử vong thì cũng dễ để lại di chứng nặng như động kinh hoại tử tay, chân... Khi có biểu hiện sốt cao (40, 410 C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da tiêu chảy cứng cổ, khó thở… người bệnh nên đến bệnh viện sớm, tránh nguy cơ tử vong. Liên cầu khuẩn là bệnh rất nguy hiểm vì có thể lây trực tiếp từ lợn mắc bệnh sang người qua đường ăn uống Nếu ăn thịt lợn chưa nấu chín (hoặc tiết canh) hay lúc chế biến thịt mà chân tay bị xước thì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Bệnh không thành dịch, nhưng rải rác quanh năm, có thể gây tử vong nếu điều trị muộn, tỉ lệ tử vong khoảng 7%. Người dân chỉ nên ăn thịt lợn đa được nấu chín. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy thì nên có các phương tiện phòng hộ.

Nguyễn Thị Thanh Loan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:46 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới