Nguyên nhân dẫn đến bệnh hẹp môn vị mà bạn nên biết

Chủ nhật, 02:19:08 02/12/2018
Bố tôi năm nay 68 tuổi, thời gian vừa qua ăn uống kém, hay đầy bụng, khó tiêu, thỉnh thoảng có nôn sau khi ăn. Đi khám được chẩn đoán hẹp môn vị. Xin hỏi nguyên nhân là gì, có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Hẹp môn vị là hội chứng với biểu hiện chung là tình trạng lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hoặc đình trệ hoàn toàn; hậu quả dẫn đến dạ dày bị giãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày sau 6 giờ vẫn chưa lưu thông hết (bình thường 4 giờ). Nguyên nhân là do loét tá tràng lâu ngày. Nguyên nhân thường gặp nhất là do ung thư hang - môn vị dạ dày.

Ngoài ra, còn có thể do một số nguyên nhân khác như: các u lành tính vùng hang môn vị, teo cơ hang vị hẹp phì đại môn vị; u tụy xâm lấn môn vị, tá tràng; viêm dính quanh tá tràng... Biểu hiện của bệnh đa dạng, mức độ và tính chất các triệu chứng phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Giai đoạn đầu:

bệnh nhân xuất hiện đau bụng với tính chất thường đau sau bữa ăn đau vùng thượng vị, đau giảm đi sau khi nôn. Nôn xuất hiện sớm sau khi ăn, có khi nôn ra thức ăn của bữa ăn trước cùng  dịch dạ dày màu xanh đen.  Ngoài ra, bệnh nhân có cảm giác đầy bụng ậm ạch khó tiêu

Giai đoạn tiến triển: lúc này đau thường xuất hiện sau ăn 2 - 3 giờ, đau từng cơn liên tiếp nhau, bệnh nhân không dám ăn, mặc dù rất đói. Bệnh nhân nôn càng ngày càng nhiều, nôn ra dịch ứ đọng trong dạ dày, màu xanh đen, có thức ăn của bữa mới lẫn với thức ăn của bữa trước chưa tiêu. Sau nôn bệnh nhân hết đau.

Giai đoạn cuối: bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đầy bụng, trướng bụng, ậm ạch ăn uống khó tiêu Đau liên tục nhưng nhẹ hơn giai đoạn trước. Nôn ít hơn, nhưng mỗi lần nôn ra rất nhiều dịch ứ đọng và thức ăn bữa trước, chất nôn có mùi thối;  tình trạng toàn thân suy sụp rõ rệt.

Chẩn đoán hẹp môn vị chủ yếu dựa vào nội soi Với bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến rối loạn chuyển hóa nước, điện giải, toàn thân suy kiệt và đe dọa tử vong Tùy theo nguyên nhân và mức độ hẹp môn vị mà phác đồ điều trị sẽ khác nhau. Trong trường hợp này, bố bạn cần có sự theo dõi thường xuyên của nhân viên y tế, tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra, không được tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào khác.

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới