Nguy hiểm khi bị bệnh hẹp ống sống bạn cần phải biết

Chủ nhật, 09:30:08 02/12/2018
Danh từ “hẹp ống sống” là từ gốc Hy Lạp, có nghĩa là “bóp nghẹt”. Trong hẹp ống sống thắt lưng, các rễ thần kinh ở thắt lưng bị chèn ép, hay bị bóp nghẹt và điều này có thể tạo nên những triệu chứng của “đau dây thần kinh tọa”.

Hẹp ống sống nguy hiểm thế nào?

Trong những trường hợp hiếm hẹp ống sống thắt lưng có thể gây tác hại nghiêm trọng đến mức đau tồn tại dai dẳng và kèm liệt hai chân. Hầu hết các trường hợp đau lan chân khi đi bộ, đau sẽ giảm khi ngồi (hiện tượng này cũng có thể gặp trong viêm tắc động mạch chi dưới). Hẹp ống sống cổ có thể nguy hiểm hơn do sự chèn ép tủy sống và có thể dẫn tới yếu hai tay hay thậm chí liệt tứ chi.

Những triệu chứng khi bị hẹp ống sống

Đau chân (đau thần kinh tọa) kèm đau cột sống thắt lưng, tê và thắt chặt chân.

Đau chân khi đi bộ, đây là triệu chứng có thể xảy ra do một trong hai nguyên nhân hẹp ống sống hoặc viêm tắc động mạch chi dưới. Đau chân do những nguyên nhân này đều giảm khi nghỉ ngơi, nhưng với hẹp ống sống, bệnh nhân thường phải ngồi xuống trong vài phút để giảm đau và thường kèm đau thắt lưng trong khi đau chân do viêm tắc động mạch chi dưới sẽ giảm nếu bệnh nhân chỉ cần ngừng đi lại đơn thuần.

Bệnh hẹp ống sống cần điều trị kịp thời

Bệnh hẹp ống sống cần điều trị kịp thời

Mặc dù đôi khi những triệu chứng và đau chân do hẹp ống sống đến tức thì, tuy nhiên nhìn chung chúng tiến triển trong một thời gian dài. Bệnh nhân bị hẹp ống sống càng đứng hay đi bộ lâu thì càng đau chân nhiều. Cong người ra trước hoặc ngồi xuống sẽ làm rộng ống sống và làm giảm đau chân cũng như giảm các triệu chứng khác, nhưng đau sẽ lại trở lại nếu bạn để lưng ở tư thế thẳng. Tê, đau hoặc thắt chặt hai chân là những triệu chứng thường thấy, nhưng vận động yếu hai chân là triệu chứng hiếm của hẹp ống sống. Khi một người trung niên cúi ra phía trước (giống tư thế đẩy xe hàng) trong khi bước từng bước ngắn loạng choạng thường là hẹp ống sống.

Các phương pháp phát hiện hẹp ống sống

Bệnh nhân bị hẹp ống sống có thể được làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán bệnh gồm: chụp cộng hưởng từ cột sống hoặc chụp cắt lớp cột sống có tiêm thuốc cản quang vào khoang dưới nhện, đôi khi cả 2 phương pháp. Chụp cắt lớp thường có giá trị chẩn đoán rất giới hạn trừ phi được chụp với rất nhiều lớp cắt.

Người ta thấy rằng, mỗi dạng hẹp ống sống có một ảnh hưởng động trên sự chèn ép thần kinh, ví dụ khi bê vật nặng. Do sự chèn ép động này nên những triệu chứng của hẹp ống sống rất khác nhau giữa các thời điểm và những khám xét lâm sàng tổng thể sẽ không thấy sự tổn thương thần kinh hay cơ lực yếu nào. Một vài phương pháp kiểm tra hiện nay cho phép bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng để đánh giá ảnh hưởng của lực ép dọc lên cột sống.

Hẹp lỗ liên hợp không chỉ được xác định chính xác bởi chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ mà còn bằng cách tiêm một lượng nhỏ thuốc gây tê vào thần kinh nghi bị chèn ép (gây tê chọn lọc thần kinh). Sau khi tiêm, sự giảm bớt những triệu chứng của hẹp ống sống khi đi bộ, đi cùng với yếu chân tạm thời, là cách chẩn đoán và giúp cho bệnh nhân liệu có nên phẫu thuật không.

Khi hẹp ống sống xảy ra ở hai hay ba tầng nhưng có thể chỉ ảnh hưởng tới một rễ thần kinh rõ ràng, khi đó một sự kết hợp của sàng lọc về giải phẫu và lâm sàng là cần thiết nếu phẫu thuật được đưa ra cốt để đảm bảo cuộc phẫu thuật sẽ tập trung vào những yếu tố chính.

Điều trị thế nào?

Phụ thuộc tình trạng của hẹp ống sống có thể điều trị nội khoa vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Vật lý trị liệu: Đi bộ ở tư thế cong lưng về phía trước và tay chống gậy hay tỳ vào tay đẩy xe hàng; đạp xe (người đổ ra trước, tay tựa vào tay lái); ngồi ghế tựa cong lưng lại hơn là ngồi thẳng lưng.

Thuốc chống viêm giảm đau: Tiêm cortisone vào khoang ngoài màng cứng có thể làm giảm tạm thời các triệu chứng của hẹp ống sống. Tiêm cortisone hiếm khi khỏi hẳn bệnh nhưng chúng có thể làm giảm đau 50% các trường hợp. Dùng các thuốc ibuprofen aspirin có thể có ích trong điều trị hẹp ống sống. Ngoài ra, nên sử dụng hỗn hợp vitamin B cùng với 1.200mg acid folic hằng ngày.

Phẫu thuật: Khi điều trị nội khoa không kết quả.

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:45 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:58 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới