Lưu ý khi dùng thuốc kháng histamin H1 với người bệnh viêm mũi vận mạch

Chủ nhật, 08:51:05 02/12/2018
Thuốc kháng histamin H1 là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng hiện nay. Vì sao histamin H1 lại có tác dụng đối với dị ứng và sử dụng thuốc như thế nào cho đúng vẫn là một câu hỏi với nhiều người.

Tác dụng của histamin H1 trong điều trị dị ứng

Histamin là một trong những chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong sốc phản vệ và phản ứng dị ứng Có 2 loại thuốc kháng histamin tương ứng với 2 loại thụ thể, đó là thuốc kháng histamin H1 và thuốc kháng histamin H2. Thuốc kháng histamin H1 được dùng điều trị các bệnh dị ứng: viêm mũi dị ứng; nổi mày đay ban da viêm da dị ứng; viêm kết mạc dị ứng; các trường hợp bị côn trùng cắn... Ngoài ra, thuốc còn được dùng điều trị say tàu xe, máy bay; điều trị buồn nôn và nôn trong thai nghén; dùng như thuốc an thần gây ngủ.

Các kháng histamin H1 và lưu ý khi dùng

Clorpheniramin là một kháng histamin có rất ít tác dụng an thần. Thuốc được dùng điều trị những triệu chứng dị ứng khác như: mày đay viêm mũi vận mạch do histamin viêm kết mạc dị ứng viêm da tiếp xúc phù mạch phù Quincke dị ứng thức ăn phản ứng huyết thanh; côn trùng đốt; ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thủy đậu

Hiện nay, clorpheniramin thường được phối hợp trong một số chế phẩm bán trên thị trường để điều trị triệu chứng hocảm lạnh Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng trong điều trị triệu chứng nhiễm virut.

Cần cẩn trọng trong dùng thuốc với người bệnh viêm mũi

Cần cẩn trọng trong dùng thuốc với người bệnh viêm mũi

Ngoài ra, clorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người phì đại tuyến tiền liệt tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng và làm trầm trọng thêm ở bệnh nhân nhược cơ

Khi dùng thuốc clopheniramin mà uống rượu hoặc dùng đồng thời với thuốc an thần khác thì tác dụng an thần tăng lên. Do vậy, khi đang uống thuốc này thì không nên uống rượu và không dùng thêm loại thuốc an thần khác. Thuốc cũng có thể gây ngủ gà chóng mặt hoa mắt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động ở một số bệnh nhân, do vậy, cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc. Thuốc cũng có một số biến chứng ở đường hô hấp như suy hô hấp và ngừng thở, do vậy, hết sức thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh tắc nghẽn phổi hoặc trẻ nhỏ. Những bệnh nhân cần dùng thuốc clorpheniramin kéo dài cũng có thể bị sâu răng do tác dụng chống tiết acetylcholin gây khô miệng

Promethazin cũng là thuốc kháng histamin H1, được dùng làm thuốc an thần, phòng và kiểm soát nôn, chống say tàu xe, chống dị ứng

Thuốc cũng có một số phản ứng có hại như gây buồn ngủ ngầy ngật, hạ huyết áp tư thế khô miệng táo bón… Ngoài ra, thuốc còn tương tác với một số thuốc như an thần, thuốc chống trầm cảm thuốc hạ huyết áp… Do vậy, khi cần thiết sử dụng thuốc này, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ các thuốc hiện đang sử dụng để tránh tác hại của tương tác thuốc.

Acrivastine làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng nổi mày đay… Tuy nhiên, thuốc được đào thải qua thận, do đó, không nên dùng cho bệnh nhân suy thận nặng. Với bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, cần hết sức thận trọng khi dùng.

Levocetirizine cũng là thuốc kháng histamin H1, được chỉ định trong các trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa và không theo mùa, chàm mạn tính. Thuốc chống chỉ định với bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc, bệnh nhân suy thận nặng. Bệnh nhân có thai và cho con bú thì không nên dùng. Tương tự như các thuốc kháng histamin khác, thuốc cũng tương tác với các thuốc ức chế thần kinh trung ương và rượu.

Loratadine được chỉ định trong những triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng như hắt hơi chảy nước mũi ngứa mũi, ngứa mắt, mày đay mạn tính và các rối loạn dị ngoài da khác.

Cũng như các thuốc khác, thuốc này không được dùng cho bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Với bệnh nhân suy gan nặng, phải thận trọng khi dùng và phải bắt đầu từ liều rất nhỏ. Thuốc cũng có tương tác với rượu và một số thuốc như ketoconazole erythromycine, cimetidine… Do vậy, bệnh nhân cần nhớ các loại thuốc đang sử dụng để thông báo với bác sĩ nhằm tránh tương tác thuốc.

Như vậy, tất cả các thuốc kháng histamin H1 đều có nhiều tác dụng phụ nên phải dùng đúng liều lượng và thời gian, theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc, đặc biệt chú ý ở các đối tượng phụ nữ mang thaitrẻ em Trong thời kỳ mang thai khoảng 1/3 phụ nữ có tình trạng viêm mũi dị ứng hen phế quản mày đay hay chàm nặng lên, do vậy, vẫn cần phải sử dụng thuốc chống dị ứng Tuy nhiên, phụ nữ trong thời kỳ này chỉ nên sử dụng những thuốc có đầy đủ bằng chứng về độ an toàn. 

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:39 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới