Lao tiết niệu - triệu chứng và cách điều trị bệnh!

Thứ Hai, 10:56:00 23/07/2018
Lao tiết niệu xảy ra khi thận bị nhiễm lao theo đường máu từ một ổ lao ở phổi, màng phổi, bạch huyết hay từ một nơi nào khác.

Các cơ quan sinh dục (tuyến tiền liệt, túi tinh, mào tinh, vòi trứng) cũng có thể bị lao theo đường từ thận hoặc theo đường máu tới. Bệnh xuất hiện muộn sau lao sơ nhiễm từ 5-15 năm, hiếm gặp ở trẻ em và thường chỉ xuất hiện ở một bên thận.

Lao thận cho đến nay là tình trạng tổn thương phổ biến, chỉ sau phổi hoặc đường tiêu hóa Tương tự như vậy, bệnh lan rộng đến đường tiết niệu và các cơ quan sinh dục thường là thứ phát đến thận.

Tổn thương ban đầu là ở cả hai bên thận, ở phần vỏ. Thường chỉ một thận là nơi xảy ra quá trình loét bã đậu hóa, tiến dần về các tháp thận và mở vào bể thận, để lại một hang nham nhở vi khuẩn lao đi theo nước tiểu tới gây tổn thương ở niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, túi tinh và mào tinh.

Có thể phát hiện lao tiết niệu qua dấu hiệu viêm bàng quang.

Có thể phát hiện lao tiết niệu qua dấu hiệu viêm bàng quang.

Triệu chứng thường gặp của lao tiết niệu

Triệu chứng của lao thận thường kín đáo và thể hiện trước hết bằng mệt mỏi sốt về chiều đổ mồ hôi ban đêm Nếu bị ở bàng quang bệnh nhân có hội chứng viêm bàng quang đái khó, đái rắt, đôi khi đái ra máu đại thể ở cuối bãi. Khám lâm sàng thường âm tính. Vùng thận có thể đau khi sờ nắn vào.

Lao tiết niệu thường được phát hiện muộn sau khi đã được chẩn đoán điều trị các nguyên nhân như nhiễm khuẩn tiết niệu sỏi thận ung thư thận... Tuy nhiên có một số triệu chứng thường gặp sau đây:

Rối loạn bài tiết nước tiểu: Biểu hiện bằng những triệu chứng của viêm bàng quang (60 - 70% trong lao tiết niệu) như đái dắt, nhất là về đêm, đái buốt cuối bãi. Những triệu chứng này có khi rầm rộ, có khi không rõ. Bệnh diễn biến từng đợt thường giảm rồi lại xuất hiện trở lại. Những triệu chứng này giống với triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu.

Tiểu ra máu: Là dấu hiệu thường gặp (đứng hàng thứ 2 sau sỏi thận) thường là số lượng ít, đái ra máu nhưng không đau, hay tái đi tái lại, hay gặp đái ra máu toàn bãi. Có thể chỉ đái ra máu vi thể, chỉ xác định được bằng xét nghiệm nước tiểu.

Tiểu ra mủ: Bệnh nhân có thể chỉ tiểu ra mủ, dịch mủ này nuôi cấy âm tính với vi khuẩn thông thường.

Đau vùng thắt lưng: Bệnh nhân có cảm giác nặng hoặc đau nhẹ vùng thắt lưng, đôi khi có cơn đau quặn thận do tổn thương gây chít hẹp đường bài tiết nước tiểu, hoặc mảng bã đậu di chuyển theo đường bài tiết nước tiểu gây tắc tạm thời, gây co thắt niệu quản. Đau ít gặp trong lao thận đơn thuần, thường gặp trong lao thận có kết hợp với lao niệu quản.

Các triệu chứng khác: Có thể phát hiện lao khi có viêm bàng quang. Thăm dò trực tràng đôi khi thấy lao lan tới các túi tinh và tuyến tiền liệt (có những chỗ rắn lại). Nếu bị lao, mào tinh to lên và rắn. Có thể có các lỗ dò do lao ở tầng sinh môn

Ở phụ nữ có thể có viêm phần phụ bị vô sinh kinh nguyệt không đều và có khi bị viêm phúc mạc Cần phải khám lâm sàng thật kỹ để phát hiện ổ lao ngoài thận, nhất là lao phổi, lao bạch huyết hay lao xương.

Các xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm cận lâm sàng ở người bị lao tiết niệu cho thấy protein niệu có thể có, có thể không có. Hay bị đái ra máu vi thể nước tiểu có nhiều bạch cầu (mủ niệu). Bao giờ cũng phải nghĩ đến lao thận nếu cấy nước tiểu ở môi trường thông thường cho kết quả âm tính. Phát hiện vi khuẩn lao (soi trực tiếp, cấy) phải làm ít nhất 3 lần với nước tiểu lấy buổi sáng hay nước tiểu 24 giờ. Nếu nghi lao ở phụ nữ cần tìm trực khuẩn Koch trong kinh nguyệt dịch âm đạo hay bệnh phẩm lấy khi nạo nội mạc tử cung Tốc độ máu lắng tăng. Chức năng thận chỉ giảm ở các thể nặng.

Xét nghiệm bổ sung khác cần làm để chẩn đoán lao tiết niệu gồm:

Chụp bụng không chuẩn bị: có thể thấy các chỗ vôi hóa ở thận và tuyền tiền liệt.

Chụp đường niệu qua tĩnh mạch: thấy các gai thận bị xói mòn, các đài thận bị co, bị hẹp và có chỗ phình ở trước dòng. Cũng có thể thấy niệu quản bị hẹp lại, thường ở chỗ xa. Các tổn thương thường có ở một bên hơn là ở cả hai bên.

Chụp niệu quản - bàng quang ngược dòng: cho thấy niệu đạo bị chít hẹp và có hang trong tuyến tiền liệt.

Soi bàng quang: thấy các tổn thương trong viêm bàng quang thông thường hoặc phù hình bong bóng ở chỗ đổ vào của niệu quản. Đến giai đoạn nặng, có thể thấy khối lao, vết loét và bàng quang co nhỏ lại do bị xơ hóa.

Chụp siêu âm thận: có thể thấy các tổn thương ở thận.

Điều trị lao tiết niệu có khó?

Mục tiêu chính của điều trị là để bảo vệ nhu mô thận và chức năng, giúp bệnh nhân không còn nhiễm trùng và kiểm soát các tình trạng kèm theo bệnh lao tiết niệu sinh dục đáp ứng tốt hơn với một đợt điều trị ngắn so với lao phổi vì bệnh lao niệu sinh dục mang lượng vi khuẩn lao thấp hơn. Ngoài ra, hai loại thuốc chủ chốt để điều trị lao là isoniazid (INH) và rifampin thâm nhập tốt vào các tổn thương dạng khoang liên quan với bệnh lao tiết niệu.

Tiên lượng bệnh lao tiết niệu đáp ứng thuốc điều trị tốt còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương khi chẩn đoán và bắt đầu điều trị. Nếu điều trị sớm thì khỏi lao thận và chức năng thận không bị ảnh hưởng.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:55 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới