Khám phá về nguồn gốc bệnh giang mai trong lịch sử của nhân loại

Thứ Ba, 09:29:02 24/01/2017
Với 1000 năm lịch sử bệnh giang mai nhưng nguồn gốc bệnh giang mai trong lịch sử chính xác ở đâu thì không được xác định chính xác. Khám phá về nguồn gốc bệnh giang mai, các nhà nghiên cứu đã đề xuất ra ba lý thuyết.

Nguồn gốc của bệnh giang mai

Các sử gia và nhà nhân loại học cho rằng nguồn gốc bệnh giang mai đã xuất hiện ở những người dân bản địa của châu Mỹ trước khi người châu Âu đến vùng đất này. Tuy nhiên, vấn đề các chủng giang mai đã xuất hiện hàng thiên niên kỷ trên toàn thế giới hay là bệnh chỉ có ở Châu Mỹ trong thời kỳ tiền Columbus vẫn được đem ra tranh luận.

Nguồn gốc bệnh giang mai

Nguồn gốc bệnh giang mai

Năm công nguyên 79, một thị trấn của La Mã tại Pompeii bị phá hủy bởi một vụ phun trào núi lửa. Những di hài của người dân bị chôn vùi đã cung cấp những bằng chứng về sức khỏe của họ cũng như nhiều dấu tích của bệnh truyền nhiễm để lại trong men răng Các di chỉ của một cặp sinh đôi cho thấy gần như chắc chắn những dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh.

"Thuyết tiền-Columbus" cho rằng bệnh giang mai đã có mặt tại châu Âu trước khi người châu Âu phát hiện ra châu Mỹ. Một số học giả ở thế kỷ 18 và 19 tin rằng các triệu chứng của bệnh giang mai đã được mô tả bởi Hippocrates y thư Hy Lạp cổ ở dạng thứ 3 của bệnh hoa liễu Một số người khác thì nghi ngờ việc phát hiện ra bệnh giang mai vào thời kỳ tiền Columbus, kể cả tại một tu viện dòng Augustinian ở thế kỷ 13-14 ở một cảng phía Đông Bắc nước Anh thuộc thành phố Kingston upon Hull.

 Lịch sử hàng hải của thành phố này cho thấy việc xuất hiện liên tục các thủy thủ đến từ những nơi xa xôi được cho là một yếu tố quan trọng trong việc lây truyền bệnh giang mai. Việc xác định tuổi bằng phóng xạ Carbon xương của những tu sĩ sống trong tu viện này cho thấy có những tổn thương ở xương mà những người ủng hộ thuyết này cho là điển hình của bệnh giang mai mặc dù điều này gây tranh cãi. Bộ xương ở Pompeii thời kỳ tiền Columbus và ở Metaponto, nước Ý cũng có những dấu hiệu thương tổn tương tự như bị bệnh giang mai bẩm sinh gây ra cũng đã được tìm thấy, mặc dù việc giải thích những bằng chứng này cũng không được đồng thuận. Douglas Owsley, một nhà nhân chủng học thể chất tại Viện Smithsonian, và những người ủng hộ ý tưởng này phát biểu rằng nhiều trường hợp bị cho là do bệnh phong cùi vào thời trung cổ ở châu Âu thực chất là bệnh giang mai.

Lobdell và Owsley viết rằng một nhà văn châu Âu đã ghi nhận một đợt bùng phát "bệnh hủi" trong năm 1303 là một "mô tả rõ ràng bệnh giang mai."

 

Bệnh giang mai có nguồn gốc từ Christopher Columbus?

Bệnh giang mai có nguồn gốc từ Christopher Columbus

Bệnh giang mai có nguồn gốc từ Christopher Columbus? Theo "Thuyết hậu Columbus" cho rằng bệnh giang mai là một bệnh của Tân Thế giới được mang về bởi Christoforo Colombus và Martin Alonso Pinzon. Họ đã trích dẫn những tài liệu cho thấy mối liên hệ của các thuyền viên từ chuyến đi của Columbo với các dịch bệnh giang mai để lại tại Naples vào năm 1494. Lý thuyết này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu di truyền bệnh giang mai và những vi khuẩn liên quan đã tìm thấy một bệnh trung gian giữa bệnh ghẻ cóc và giang mai tại Guyana, Nam Mỹ.

Cuối cùng, sử gia Alfred Crosby cho thấy cả hai lý thuyết có một phần đúng trong một "lý thuyết kết hợp". Crosby nói rằng vi khuẩn gây ra bệnh giang mai thuộc về cùng một họ phát sinh chủng loài như các vi khuẩn gây ra bệnh ghẻ cóc và vài bệnh khác.

Crosby viết: "Không phải là không thể nào mà các sinh vật xoắn khuẩn đến từ Châu Mỹ vào những năm 1490... và phát triển thành cả hai dạng giang mai, hoa liễu và không hoa liễu, và bệnh ghẻ cóc." Tuy nhiên, Crosby xem xét có nhiều khả năng có một loài vi khuẩn cổ rất dễ lây đã di chuyển cùng với tổ tiên của con người qua eo biển Bering hàng nghìn năm trước mà không chết. Ông đưa ra giả thuyết rằng "các điều kiện sinh thái khác nhau cho ra các loại xoắn khuẩn khác nhau và theo thời gian những vi khuẩn có mối quan hệ chặt chẽ nhưng lại gây ra các bệnh khác nhau."

Nguyễn Linh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:58 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới