Khám phá những bí ẩn của trí nhớ trong các hoạt động

Chủ nhật, 10:29:13 02/12/2018
Những tác động gì gây mất trí nhớ (quên số điện thoại của chính nhà mình hay phản xạ về trí nhớ không còn nhạy bén)... còn nhiều bí ẩn khác mà riêng ngành tâm lý học chưa thể lý giải. Tuổi tác, thiếu ngủ, chất độc hại (thuốc lá, rượu...), chấn thương, bệnh tật đều có thể ảnh hưởng xấu đến trí nhớ, vì thế cần nhận diện đúng những tác động làm suy giảm hay cải thiện năng lực của trí nhớ.

Nghiện rượu có hại cho trí nhớ không? Đúng, rượu mạnh, nồng độ cồn cao nếu uống trong thời gian dài (vài năm) gây ra những tổn thương không hồi phục cho tế bào thần kinh. Y học đã chứng minh rằng, những người nghiện rượu có sự biến đổi về trí nhớ lâu dài do tổn thương não

Nghiện rượu có hại cho trí nhớ

Nghiện rượu có hại cho trí nhớ

Stress làm cho người ta dễ quên? Khi gặp những stress nghiêm trọng trong đời sống (buồn đau căng thẳng ) thì có ảnh hưởng xấu đến trí nhớ. Khi đó, cơ thể tiết ra nhiều hormone glucocorticoid của tuyến thượng thận và cuối cùng đã ảnh hưởng đến vùng hải mã của não, một vùng não "giống như nhạc trưởng của hoạt động lưu giữ trí nhớ". Một số bệnh nhân trầm cảm nặng có vùng hải mã bị teo. Những stress nhỏ hàng ngày cũng ảnh hưởng đến trí nhớ gần.

Quan hệ tình dục gây mất trí nhớ Không đáng ngại vì chỉ có 5 trong số 100.000 người bị một hội chứng còn bí ẩn (tức có lúc đột nhiên quên) có thể do nguyên nhân từ hoạt động tình dục

Giấc ngủ cần thiết để duy trì trí nhớ? Ban đêm là thời gian để não sàng lọc và sắp xếp lại những ký ức ban ngày. Chính trong giai đoạn ngủ chính thức mà những tế bào thần kinh sắp xếp lại những thông tin thu nhận được ban ngày. Nếu thiếu ngủ thì việc lưu giữ ký ức sẽ bị rối loạn.

Thuốc chống lo âu có thể gây chứng quên? Trong dòng benzodiazepine (valium, temasta...) mỗi loại thuốc có hiệu ứng khác nhau với trí nhớ. Một số có tác động đến lưu giữ những thông tin mới, một số khác đến trí nhớ về ngữ nghĩa hoặc đến trí nhớ hoàn cảnh. Nếu quý ông nào đã quên ngay người phụ nữ đã ngồi trò chuyện vui vẻ và cùng ăn cạnh mình trong bữa tiệc tối hôm trước thì cũng đừng quá lo lắng, tác động đến trí nhớ sẽ hết sau đợt điều trị.

Cannabis (1 loại ma tuý) có ảnh hưởng trí nhớ dài lâu? Cannabis có ảnh hưởng đến trí nhớ gần và lúc đầu không gây ra tổn thương. Tác động đến não ngừng khi không sử dụng nữa. Trạng thái phê gây ra những rối loạn trong trí nhớ về những sự việc mới xảy ra và gây ra những tổn hại không hồi phục đến một số loại tế bào thần kinh.   

Đi máy bay có dẫn đến mất trí nhớ? Theo một số nghiên cứu thì những nhân viên hàng không dễ gặp vấn đề về trí nhớ nhưng có thể chỉ vì thiếu ngủ.  

Trí nhớ bắt đầu suy giảm từ tuổi 20? Một nghiên cứu ở Mỹ cho rằng, trí nhớ bắt đầu suy giảm khi qua tuổi vị thành niên (tức sau tuổi 20) và có thể trước nữa. Ngược lại, cuộc khảo sát này cũng đã cho thấy rằng vốn từ ngữ và khả năng nói năng trôi chảy lại tăng lên từ tuổi 70.  

Nghe băng cát-xét trong lúc ngủ có phải là một phương pháp học? Không phải vì nghe băng cát-xét trong lúc ngủ có thể giúp nhớ được bài học. Mà sự đọc và xem lại bài trước buổi thi vấn đáp sẽ giúp cho não "tái hiện" lại những gì đã học tối hôm trước.       

Sữa đậu nành có phải là thức ăn lý tưởng để tăng cường cho các tế bào thần kinh? Giá trị của sữa đậu nành đến trí nhớ có phần cường điệu bởi vì không có thức ăn màu nhiệm nào cho não. Não cần đến 40 chất gồm 13 loại vitamin 15 chất khoáng và vi chất, 8 acid amin và 4 chất béo. Tóm lại, cần có một chế độ ăn đa dạng và cân đối mới đảm bảo có chất lượng trí tuệ tốt.

Có phải trí nhớ gần của con người có thể lưu giữ được tối đa 15 từ? Trí nhớ gần chỉ có thể lưu giữ tốt không quá 7 từ (cộng trừ 2 tuỳ theo mỗi người) do đó không nên cố nhớ cả một danh sách.

Có phải buổi sáng trí nhớ lưu giữ tốt hơn? Từ giữa buổi sáng đến giờ ăn trưa là quãng thời gian có khả năng nhận thức cao nhất. Buổi sáng chắc chắn là lúc tốt nhất để học. Ngược lại, ngay sau bữa ăn trưa, khả năng tập trung chú ý kém đi, nhất là sau bữa ăn thịnh soạn và nhiều mỡ, khi đó còn dễ buồn ngủ

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới