Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng, bạn không biết cực phí

Thứ tư, 13:45:10 28/11/2018
Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 - 4 và từ tháng 9 - 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi.

Biểu hiện của bệnh

Thời gian ủ bệnh: từ 3 - 6 ngày.

Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 400C.

Đau họng, chảy nước bọt liên tục.

Biếng ăn hoặc bỏ ăn.

Khó ngủ, quấy khóc, run chi giật mình nhiều một cách bất thường.

Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay lòng bàn chân, gối, mông.

Sang thương ở miệng đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2-3mm ở vòm họng niêm mạc má, nướu răng lưỡi.
Chú ý: có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng sang thương da rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.Sang thương ở da: thường là bóng nước, có đường kính 2 - 10mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau khi bóng nước khô để lại vết thâm da.

Các triệu chứng khi có biến chứng

Triệu chứng thần kinh: rung giật cơ bứt rứt, lừ đừ, chới với, yếu chi co giật hôn mê

Triệu chứng của đường hô hấptim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng: mạch nhanh, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng.

Các xét nghiệm cần làm: chỉ làm các xét nghiệm theo chỉ định của BS: công thức máu đường máu, khí máu,

X-quang phổi...

Phân độ nặng của bệnh:

Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.

Độ 2: rung giật cơ, bức rức, chới với.

Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ co giật hôn mê.

Độ 4: suy hô hấp phù phổi tăng huyết áp trụy mạch.

Phân biệt với các bệnh khác:

Dị ứng da: sang thương hồng ban đa dạng nhiều hơn bóng nước.

Viêm da mủ: sang thương đau, đỏ, có mủ, không có sang thương trong niêm mạc miệng.

Thủy đậu: sang thương có nhiều lứa tuổi và rải rác toàn thân, không tập trung đặc biệt ở một vùng nào.

Biện pháp điều trị

Nguyên tắc:

Điều trị triệu chứng.

Theo dõi sát, phát hiện sớm các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện.

Điều trị tại nhà: chỉ điều trị tại nhà những trẻ bị bệnh tay chân miệng độ I.

Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 - 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38oC trở lên.

Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.

Nghỉ ngơi.

Sử dụng thêm các vitamin C vitamin PP vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.

Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm

Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.

Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng

Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng sữa sữa chua phô mai bánh Flan, tàu hủ đường...

Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.

Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 - 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem.

Biện pháp phòng ngừa

Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân nước tiểu nước bọt của trẻ bệnh.

Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.

Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.

Quách Hồng Hạnh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:55 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới