Đề phòng tránh phát ban khi bôi thuốc Bacitracin lên vết thương

Thứ bảy, 14:55:07 01/12/2018
Bacitracin tôi là một kháng sinh. Bacitracin và bacitracin kẽm được dùng ngoài, thường kết hợp với các kháng sinh khác như neomycin hay polymyxin B để điều trị các bệnh ngoài da do vi khuẩn nhạy cảm. Tôi thường được dùng để điều trị một số bệnh về mắt như chắp, viêm kết mạc cấp và mạn, loét giác mạc, viêm giác mạc và viêm túi lệ. Tuyệt đối không được dùng tôi cho bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với thuốc.

Nên nhớ, bacitracin tôi dùng để bôi ngoài da. Tôi có thể gây phản ứng dị ứng chậm. Cũng có thể gây trạng thái giống sốc sau khi bôi ngoài da ở những người bệnh quá mẫn Cần thận trọng khi xoa trên vết thương hở.

Bacitracin hấp thu qua vết thương bàng quang dịch ổ bụng, có thể gây ra tác dụng phụ mặc dù độc tính này thường do neomycin phối hợp. Bacitracin thường dùng ở dạng phối hợp với các neomycin và polymyxin B sulfat. Không nên sử dụng tôi kéo dài quá 7 ngày.

Mặc dù chưa có thông báo nói đến sử dụng bacitracin gây quái thai. Tuy vậy không được sử dụng bacitracin khi mang thai

Khi sử dụng tôi các bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn, thường thấy biểu hiện như: phát ban Một số ít người có thể bị phản ứng quá mẫn bao gồm phát ban và sốc phản vệ Tuy nhiên, để thoát khỏi tình trạng này bạn chỉ cần ngừng điều trị và báo ngay cho thầy thuốc.

Cần chú ý những tương tác thuốc để tránh những hậu quả xấu có thể xảy đến. Dùng bacitracin toàn thân, đồng thời hoặc tiếp theo các thuốc khác có độc tính với thận (thí dụ các kháng sinh aminoglycosid, polymyxin) sẽ làm tăng độc tính ở thận. Bacitracin dùng ngoài, có thể được phối hợp với các kháng sinh khác như neomycin và polymyxin B, và đôi khi với corticosteroid để điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ do vi khuẩn nhạy cảm.

Các bạn nên nhớ, không dùng tôi quá liều và tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới