Dấu hiệu của bệnh ung thư vú là gì phụ nữ thường bỏ qua

Thứ bảy, 00:10:09 27/10/2018
Dấu hiệu của bệnh ung thư vú là gì? Ở nước ta, tỉ lệ mắc ung thư vú (UTV) đứng đầu trong các bệnh ung thư ở nữ giới. Đa số bệnh nhân mắc UTV tuổi từ 41-60. Tuổi trung bình là 50. So với các loại ung thư khác, UTV là một ung thư có thể phát hiện tương đối dễ, vì nó xuất hiện những bất thường ngay dưới da nên có thể phát hiện từ rất sớm.

Dấu hiệu của bệnh ung thư vú là gì

Dấu hiệu sớm

Bệnh nhân UTV thường nổi cục ở vú 70% bệnh nhân UTV là có u cục (thường không đau) Triệu chứng ít gặp hơn là đau chảy dịch núm vú lõm da, u lan rộng cứng dần, tụt núm vú, ngứa đầu vú, đỏ da.

Tốc độ phát triển của khối u tương đối chậm so với các ung thư khác trung bình khối u nhân đôi khối lượng từ 3-6 tháng; nhân đôi đường kính 9-18 tháng.

Dấu hiệu của bệnh ung thư vú là gì

Dấu hiệu của bệnh ung thư vú là gì?

Do đó nếu phát hiện khối u còn nhỏ, được điều trị ngay 80% các trường hợp UTV ở giai đoạn đầu (khối u dưới 2cm đường kính) thường là khỏi. Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ có 10% chị em đến cơ sở y tế khám ở giai đoạn đầu, còn 90% đến khám lúc khối u đã có đường kính trên 2cm hoặc muộn hơn lúc khối u đã dính chặt vào da.

Nhóm có nguy cơ cao

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư vú; Những người có kinh nguyệt sớm (dậy thì sớm trước 11 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 52 tuổi) đều có nguy cơ mắc UTV cao hơn bình thường; Người hiếm muộn con khó có con hoặc không có con rối loạn kinh nguyệt dễ mắc bệnh ung thư vú; Những người thừa cân béo phì dùng quá nhiều ostrogen uống thuốc tránh thai kéo dài dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú; Môi trường sống ô nhiễm, độc hại, có nhiều bụi bẩn và hóa chất là điều kiện ung thư phát triển; Những người đã từng bị xơ nang tuyến vú hoặc đã bị ung thư vú một bên cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu của bệnh ung thư vú là gì

Việc tự khám vú rất đơn giản nhưng trong thực tế lại ít người thực hiện

Cách phát hiện và xử trí

Tất cả chị em trên 20 tuổi cần tự khám vú hàng tháng ngay sau kỳ kinh nguyệt (sau khi sạch kinh) bằng cách sờ nắn xem hai bên vú có khối rắn bất thường nào không; sờ nắn các hõm nách, các hõm trên và dưới xương đòn để xem có hạch không, hạch to hay hạch nhỏ, cứng hay mềm; quan sát hai bên vú xem có vùng da nào bị phù nề nhăn nheo, hệ thống mạch máu da vú có bị đỏ hay tím không; dùng tay bóp hai núm vú xem hai vú có tiết dịch không. Việc tự khám vú rất đơn giản nhưng trong thực tế lại ít người thực hiện.

Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm, ít nhất mỗi năm phải đi khám vú một lần để phát hiện bất thường ở tuyến vú.

Với phụ nữ ở tuổi 40 cần khám lâm sàng, chụp tuyến vú và chọc hút tế bào siêu âm đầu dò 1 - 2 lần/năm cho đến 55 tuổi. 

Trịnh Thị Thúy

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới