Bệnh viêm loét giác mạc có thể gây mù lòa vĩnh viễn

Thứ sáu, 20:39:12 19/10/2018
Bệnh viêm loét giác mạc là hiện tượng giác mạc bị hoại tử rữa nát tạo thành vết loét trên cơ sở những vết xước giác mạc bị nhiễm trùng  Bệnh viêm loét giác mạc là bệnh có nguy cơ gây mù lòa vĩnh viễn khá cao, chỉ sau bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể) và cườm nước.

Nguyên nhân viêm loét giác mạc

Nguyên nhân thường do tác nhân bên ngoài làm tổn thương giác mạc tạo điều kiện cho vi khuẩn virut hoặc nấm xâm nhập vào gây loét giác mạc.

Các nguyên nhân khác:

- Chấn thương: Trong nông nghiệp do hạt thóc, lá lúa, bùn đất bắn vào mắt. Trong công nghiệp do bụi đá, bụi kim khí..., hoặc trong sinh hoạt như trẻ em đùa nghịch, vật nhọn đâm vào mắt...

- Ðiều trị mắt phản khoa học: Ðánh mộng mắt bằng búp tre, đắp ếch, nhái vào mắt.

- Do biến chứng của bệnh mắt hột: lông quặm đâm vào giác mạc.

- Khô Mắt do thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng

Nguyên nhân viêm loét giác mạc là do tác nhân bên ngoài làm tổn thương giác mạc

Nguyên nhân viêm loét giác mạc là do tác nhân bên ngoài làm tổn thương giác mạc

Triệu chứng viêm loét giác mạc

- Ðau nhức mắt, có thể đau lan ra xung quanh hố mắt, loét càng nông đau nhức càng nhiều.

- Chói, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, co quắp mi.

- Nhìn mờ, mức độ mờ nhiều hay ít tùy thuộc vào vị trí của vết loét và mức độ tổn thương.

Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị bệnh viêm loét giác mạc kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng: thủng giác mạc phòi mống mắt viêm màng bồ đào mủ tiền phòng, viêm mủ toàn bộ nhãn cầu...

Khi có những triệu chứng viêm loét giác mạc trên cần phải được điều trị ngay

Khi có những triệu chứng viêm loét giác mạc trên cần phải được điều trị ngay

Cách điều trị viêm loét giác mạc

- Chống nhiễm trùng tại mắt: Rửa mắt bằng dung dịch kháng sinh tra ngày từ 6 - 8 lần, có thể dùng một trong các loại dung dịch: clorocid 0 4%, acgyrol (1%, 3%, 10%) thuốc mỡ tra ngày 3 - 4 lần (thường dùng các thuốc tetraxylin 1%, gentamycin 1%...), có thể tiêm kháng sinh dưới kết mạc hoặc cạnh nhãn cầu.

- dùng kháng sinh toàn thân có thể uống hoặc tiêm.

Chú ý: Tuyệt đối không tra thuốc mỡ hoặc thuốc nước có cortison vào mắt bị viêm loét giác mạc

- giảm đau chống dính: Tra dung dịch atropin chống dính bờ đồng tử dùng thuốc giảm đau, an thần.

- Tăng cường dinh dưỡng tại giác mạc: uống vitamin B2 vitamin A hoặc dầu cá vitamin C.

- Loại trừ tác nhân gây viêm loét giác mạc: Nếu do dị vật giác mạc phải lấy dị vật. Nếu do quặm phải mổ quặm sau khi viêm loét giác mạc đã được điều trị ổn định.

Điều trị viêm loét giác mạc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt

Điều trị viêm loét giác mạc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt

Phòng bệnh viêm loét giác mạc

Viêm giác mạc là một bệnh có tính chất cấp cứu, mặc dù được chẩn đoán sớm, điều trị tích cực vẫn để lại di chứng sẹo giác mạc, làm giảm thị lực vĩnh viễn.

Vì vậy việc phòng bệnh viêm loét giác mạc là rất cần thiết cho công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, những người đứng máy tuốt lúa bằng cách đeo kính bảo hộ.

Khi có dị vật bắn vào mắt cần đến phòng khám chuyên khoa lấy dị vật và tra thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.

Phùng Kim Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:58 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới