Bệnh nguy hiểm ẩn dưới vết xước ngoài da, bạn không được xem nhẹ!

Chủ nhật, 14:04:08 22/07/2018
Chó mèo là vật nuôi trong nhà đều có khả năng truyền bệnh nhưng mọi người thường chỉ lo lắng khi bị chó cắn.

Jane Walters, người phụ nữ sống tại Ohio, đã bị nhiễm vi khuẩn hiếm gặp từ mèo, vật nuôi yêu quý của bà. Kết quả là một mắt của Jane bị mù lòa ngoài ra, não tim và cả các cơ quan nội tạng cũng bị ảnh hưởng mà nguyên nhân chỉ từ những vết cào, vết liếm của chú mèo này. Các bác sĩ đã gặp rất nhiều khó khăn mới có thể chẩn đoán ra bệnh mèo cào mà bà Jane mắc phải.

Khi bị mèo cào nhiều người lại chủ quan bỏ qua, cho là không việc gì. Việc chủ quan này có thể dẫn đến bệnh nặng nguy hiểm đến tính mạng, hoặc để lại di chứng nặng nề.

1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh mèo cào

Bệnh mèo cào là một bệnh nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae, từ các vết trầy xước do mèo cào, hoặc tiếp xúc với nước bọt do mèo liếm, qua củng mạc mắt niêm mạc mắt. Vi khuẩn Bartonella là một vi khuẩn kỵ khí có ở miệng và móng vuốt của mèo, không gây nguy hiểm cho mèo nhưng lại gây nguy hại khi xâm nhập vào cơ thể con người.

Sau khi bị mèo cào xước da, từ vài giờ đến hai tuần, tại vị trí này sẽ nổi lên một vệt viêm đỏ, hoặc một sẩn, nổi cao hơn mặt da, kích thước khoảng từ 1-1,5cm, sờ vào thấy chắc và đau Tổn thương có thể khô, hoặc mụn nước mụn mủ bọng nước hoặc bọng mủ rất to và có thể vỡ tạo nên vết trợt hoặc vết loét, có vảy tiết.

Khi bệnh nhân nổi hạch thì thường có sốt mệt mỏi đôi khi có thể có rét run hoặc buồn nôn

Nếu bị thương ở tay thì hay nổi hạch ở nách, tổn thương ở chân thì hay nổi hạch ở bẹn, tổn thương ở vùng mặt thì nổi hạch ở cổ. Các hạch sưng to, sờ vào mềm, đau, di động tốt, có thể vỡ mủ.

Một số trường hợp bị mèo cào vào mắt có thể gây tổn thương u hạtkết mạc kết mạc mắt viêm đỏ đau xung quanh mắt, có hạch ở vùng cổ và có thể gây viêm võng mạc dẫn đến mù mắt.

Đa số trường hợp sẽ khỏi sau 1-2 tháng, một số trường hợp nặng có thể biến chứng như viêm não viêm phổi giảm tiểu cầu viêm tuỷ xương, viêm gan

2. Một số bệnh do mèo cào

-  Sốt do nhiễm Bartonella henselae từ mèo: Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 10-20 ngày, đôi khi vết cào ở da chỉ rất nhẹ và đã khỏi nhanh, bệnh nhân đột ngột sốt cao rét run, biểu hiện nhiễm độc nhiễm trùng toàn thân nặng.

-  Viêm nhiễm trùng da tại vết cào và hạch lân cận: Ở người suy giảm miễn dịch có thể biến chứng nặng như viêm phổi viêm não áp xe hóa mủ hạch lân cận….

-  Viêm kết mạc do mèo liếm lên mặt và vùng mắt: vi khuẩn trong nước bọt của mèo gây u hạt ở kết mạc, kết mạc mắt viêm đỏ, đau xung quanh mắt, vi khuẩn có thể lấn sâu vào nhãn cầu gây viêm võng mạc (chorioretinitis) và tổn thường mất thị lực vĩnh viễn.

-  Ban đỏ toàn thân, sau khi tiếp xúc trực tiếp với mèo.

-  Ngoài ra: Người không bị mèo cào nhưng bị đau bụng hay tiêu chảy do vi khuẩn Campylobacter có ở mèo. Chúng chung sống hòa bình trong đường tiêu hóa của mèo, nhưng khi vào cơ thể người lại gây bệnh tiêu chảy sốt, đau bung, hoặc dị ứng với lông mèo.

3. Phòng bệnh và điều trị bệnh mèo cào

-  Để phòng bệnh, tốt nhất không nên bế hoặc ngủ với mèo. Tránh tiếp xúc trực tiếp với mèo, không để mèo liếm lên mặt lên chân tay, không đùa nghịch để mèo cào hoặc cắn….

-  Vệ sinh chân tay khi tiếp xúc với mèo, chăm sóc nuôi mèo có khoa học theo hướng dẫn của thú y, tiêm phòng cho vật nuôi…



-  Khi bị mèo cào, cắn, phải làm sạch vết thương, rửa vết thương bằng nước ôxy già loại dùng để rửa vết thương, bôi các thuốc diệt khuẩn như cồn iốt fucidin Povidone iod, bactroban…

-  Khi có hiện tượng viêm nhiễm trùng vết cào cần điều trị kháng sinh Các phổ kháng sinh thường sử dụng là:  Erythromycine, Azithromycine, Clatromycine, Doxycilin, Ciprofloxacin, Rifampin…

-  Dấu hiệu nguy hiểm: Khi sốt cao, rét run, có biểu hiện nhiễm trùng vết mèo cào, mèo cắn, phát hạch vùng lân cận… đây là các dấu hiệu nguy hiểm, có thể nguy hại đến tính mạng, cần được khám và nhập viện điều trị, báo cho bác sĩ biết thời gian và tình trạng vết mèo cào.

Quách Hồng Hạnh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới