Bệnh giảm bạch cầu là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và hướng trị bệnh

Thứ sáu, 22:06:12 02/11/2018

Bệnh giảm bạch cầu là gì?

Bệnh giảm bạch cầu trung tính là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính thấp bất thường. Bạch cầu trung tính là một dạng phổ biến của tế bào máu trắng, được tạo ra từ tủy xương di chuyển đến máu và đến các khu vực bị nhiễm trùng.

Chúng tiết ra các chất tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập, giúp chống lại nhiễm trùng đặc biệt ở những bệnh do vi khuẩn gây ra.

Đối với người lớn, số lượng bạch cầu trung tính trên mỗi microlit máu dưới 1500 thì được coi là giảm bạch cầu Đối với trẻ em số lượng tế bào bạch cầu cho thấy dấu hiệu giảm bạch cầu khác nhau theo độ tuổi.

Một số người có số lượng bạch cầu trung tính thấp hơn mức trung bình, nhưng không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, giảm bạch cầu trung tính không phải là vấn đề đáng lo ngại. 

Có 4 loại giảm bạch cầu trung tính:

- Bẩm sinh

- Cyclic

- Bệnh tự miễn dịch

- Tự phát

Bệnh giảm bạch cầu là bệnh phổ biến của tế bào máu trắng

Bệnh giảm bạch cầu là bệnh phổ biến của tế bào máu trắng

Triệu chứng thường gặp

Nhiễm trùng có thể xảy ra như là một biến chứng giảm bạch cầu trung tính. Chúng xảy ra thường xuyên nhất trong các màng nhầy, chẳng hạn như bên trong miệng và da.

Các bệnh nhiễm trùng có thể xuất hiện như:

- Lở loét

- Áp xe

- Phát ban

- Những vết thương phải mất một thời gian dài để chữa lành

- Sốt

Nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu trung tính?

Bệnh bạch cầu và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến tủy xương hoặc dẫn tới suy tủy xương

Nhiễm trùng có thể gây giảm bạch cầu

Bạch cầu trung tính bị phá hủy có thể là do hệ miễn dịch của cơ thể nhắm mục tiêu là bạch cầu trung tính để tiêu hủy. Điều này có thể liên quan đến một số tình trạng tự miễn dịch

Ở một số người, bệnh giảm bạch cầu có thể được gây ra bởi một số loại thuốc

Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh giảm bạch cầu trung tính

- Ung thư

- Bệnh bạch cầu

- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu

- Hóa trị và xạ trị

- Những người 70 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh.

Điều trị bệnh giảm bạch cầu

- Duy trì vệ sinh răng miệng tốt. Khám răng thường xuyên và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn

- Tiêm vacxin đầy đủ

- Cần đến cơ sở y tế nếu bị sốt trên 38,5 độ C

- Rửa tay thật kỹ

- Xử lý cẩn thận vết cắt và trầy xước

- Sử dụng thuốc kháng sinh và kháng nấm theo chỉ dẫn

- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi du lịch nước ngoài.

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:45 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới