50% người bệnh sẽ thương tật vĩnh viễn do biến chứng loãng xương

Thứ bảy, 00:00:02 05/11/2016
Tỷ lệ nhập viện vì gãy xương do loãng xương cao hơn đột quỵ đau timung thư vú Biến chứng của loãng xương khiến 20% người bệnh tử vong và 50% thương tật vĩnh viễn Những bài tập thể dục phòng ngừa loãng xương là phương pháp hiệu quả giúp giảm thiểu biến chứng cho người bệnh. 

biến chứng của loãng xương

So sánh cấu trúc của xương bình thường (trái) và xương loãng (phải)

Biến chứng của loãng xương

Biến chứng của loãng xương dễ nhận thấy nhất là gãy xương ở các vùng cổ xương đùi, xương cột sống xương tay…

Biến chứng của loãng xương vô cùng nguy hiểm bởi nó không những làm chất lượng cuộc sống người bệnh suy giảm mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Thống kê cho thấy trên toàn thế giới, trong các bệnh lý về xương loãng xương là bệnh thường gặp nhất. Bệnh thường gặp ở nữ hơn là nam giới, với tỷ lệ 3:1.

Biến chứng của loãng xương có thể là đột quỵ, đau tim

Loãng xương khiến xương trở nên nhạy cảm, xương dễ giòn, dễ gãy, cả khi bị va chạm nhẹ thậm chí không bị chấn thương. Người ta thường gọi tình trạng này là gãy xương tự nhiên, đây là một biến chứng của loãng xương.

Phòng ngừa loãng xương bằng cách tập thể dục

Các bài tập thể dục phòng ngừa loãng xương được khuyến khích tập luyện:

Tập thể dục thể dục nhịp điệu bao gồm nhảy múa.

Luyện sức đẩy với những quả tạ, dây chun đàn hồi, thể trọng đàn hồi hoặc máy tập tạ.

Các tập thể dục phòng ngừa loãng xương nhằm cải thiện tư thế, cân bằng và sức mạnh như dưỡng sinh yoga

Tốt nhất nên hoạt động thể chất hàng tuần nên bao gồm vận động từ cả ba nhóm trên.

Bơi lội và tập thể dục dưới nước (chẳng hạn như thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc vận động dưới nước) là những bài tập không chịu sức nặng của thể trọng, bởi vì sức nổi của nước chống tác động của trọng lực, tuy nhiên đó lại là phương pháp hoạt động thể chất hiệu quả.

biến chứng của loãng xương

Bơi lội là bài tập phòng ngừa loãng xương hiệu quả

Những bài tập thể dục còn có tác dụng phòng ngừa biến chứng bệnh loãng xương. Riêng các bài tập thể dục trong nước có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và sức mạnh cơ bắp. Bơi lội hay tập thể dục dưới nước có thể áp dụng đối với người bị loãng xương nặng hoặc bị gù, những người có nguy cơ cao bị gãy xương. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có bài tập hợp lý.

Với người cao tuổi, để phòng ngừa biến chứng bệnh loãng xương nhất thiết cần bắt đầu những bài tập đi bộ hằng ngày với cường độ nhẹ như một cách tập thể dục phòng ngừa loãng xương.

Đi bộ: Là bài thể dục chịu sức nặng của thể trọng nhưng lại không tác động lớn đến sức khỏe của xương, sức mạnh cơ bắp, sự cân bằng, trừ khi được thực hiện ở cường độ cao với tốc độ nhanh hơn trong thời gian dài kết hợp địa hình đầy khó khăn như đi bộ trong rừng, leo lên ngọn đồi.

Tuy nhiên, đối với những người khác không hoạt động, đi bộ có thể được thích hợp như là một cách an toàn để bắt đầu tập luyện

Một số bài tập nên tránh: Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng vận động mạnh là cách tốt nhất để phòng ngừa loãng xương. Tuy nhiên cần tránh một số động tác như kéo cong cột sống và gập bụng, chuyển động mạnh, bất ngờ đặc biệt khi mới bắt đầu.

Để phòng ngừa loãng xương hiệu quả cũng như phòng ngừa biến chứng bệnh loãng xương, thời gian vận động tốt nhất là:

- Tập aerobic 2-3 lần mỗi tuần, 45 phút đến một giờ mỗi ngày.

- Tập tạ hoặc dây cao su, 2-3 lần mỗi tuần, mỗi bài tập nên được thực hiện từ 8 đến 10 lần.

- Bài tập thăng bằng cần phải thực hiện ở một mức độ khó cho bạn và nên được thực hiện trong vài phút, ít nhất 2 lần/tuần. Lưu ý, vì lý do an toàn, hãy luôn đảm bảo bạn có thể bám vào vật gì đó nếu bạn mất thăng bằng.

- bài tập vận động toàn diện cho cơ thúc đẩy tính linh hoạt.

Tập thể dục cần phải được thực hiện lâu dài để phòng ngừa loãng xương tốt nhất cũng như giảm tỷ lệ gãy xương

Nguyễn Khánh Hiền

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:39 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:45 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới