Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm đúng, chuẩn bạn nên đọc

Thứ sáu, 16:57:02 03/08/2018
Cảm cúm và cảm lạnh khác nhau thế nào?

1. Các triệu chứng của cúm xuất hiện rất nhanh và diễn biến thay đổi nhiều

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi nhiều, uể oải nhiều, thì có thể là bị cúm. Triệu chứng của cúm thường là: Đau họng, sốt đau đầu đau nhức cơ nhiều táo bón và ho… có xu hướng đột ngột và dữ dội hơn triệu chứng của cảm lạnh

2. Cảm lạnh thường chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi 

Triệu chứng của cúm thường cải thiện trong 2 - 5 ngày, nhưng bạn có thể cảm thấy nó kéo dài đến 1 tuần hoặc lâu hơn.

Còn cảm lạnh thì triệu chứng xuất hiện dần dần và kéo dài khoảng 1 tuần.

3. Sốt khiến mọi người thường nghĩ đến cúm

Trong khi một vài người chỉ có sốt nhẹ khi họ bị cảm lạnh nhưng phần đông là không có sốt. Nếu bị cúm, bạn sẽ bị sốt đến 38-39oC hoặc hơn. Sốt ở trẻ em có xu hướng cao hơn, và ở trẻ em thường dễ bị sốt khi mắc cảm lạnh thông thường hơn ở người lớn.

4. Cúm là sự mệt mỏi kéo dài hàng tuần 

Khi bạn bị cúm, bạn bắt đầu cảm thấy rất là mệt và đau nhức khắp mình mẩy. Mệt mỏi và suy nhược có thể kéo dài đến 3 tuần hoặc thậm chí lâu hơn, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi, và những người có bệnh mạn tính hoặc người bị suy giảm miễn dịch

Còn với cảm lạnh, bạn chỉ thấy hơi mệt trong vài ngày.

5. Cả cảm lạnh và cúm đều gây nhức đầu

Triệu chứng nhức đầu không phải là dấu hiệu đáng tin cậy trong bệnh cúm bởi cảm lạnh cũng có triệu chứng này. Nhưng việc bị nhức đầu sẽ đi kèm những triệu chứng khác của cảm lạnh nữa, và các triệu chứng cũng chỉ ở mức độ vừa phải.

6. Ho: Dấu hiệu của cả cảm lạnh và cúm 

Bởi vì cảm và cúm đều gây bệnh ở đường hô hấp ảnh hưởng đến đường thở của bạn, và đều gây ho.

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phổi mà có thể là một biến chứng của cúm. Hãy đi khám bác sĩ nếu ho dai dẳng, sốt cao hơn 39oC và ớn lạnh khó thở thở nông, hoặc đau ngực sau ho, hoặc ho khạc đàm vàng - xanh hoặc đàm máu.

7. Đau tai có thể do cảm lạnh và cúm

Cảm lạnh và cúm gây ra đau tai bởi vì chúng có thể kích thích vòi tai (vòi tai là cái ống liên thông giữa họng và tai giữa). Sự kích thích đó gây đau tai ẩm ỉ hoặc đau kiểu nóng rát. Đau tai do cảm hoặc cúm thường tự hết. Nếu cơn đau kéo dài hơn đợt bệnh, hoặc bạn cảm thấy đau tai đột ngột, đau dữ dội hơn thì cần đi gặp bác sĩ. Có thể bạn đã bị nhiễm trùng tai và cần chữa trị.

8. Cảm lạnh thường bắt đầu bằng đau họng

Hầu hết những người bị cảm lạnh sẽ bị đau họng trong 1 - 2 ngày. Triệu chứng chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi cũng thường gặp trong giai đoạn này. Đau họng có thể là một triệu chứng của cúm, nhưng thường sẽ đi kèm với mệt mỏi.

9. Nghẹt mũi thường được nghĩ là do cảm lạnh

Nếu bạn đang còn sốt, rất đau nhức, và cảm thấy thiếu sinh lực, thì có thể là do cúm, một số trường hợp cúm cũng có triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Cả cảm và cúm đều có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang. Triệu chứng gợi ý nhiễm trùng xoang là đau sâu và đau dai dẳng ở khu vực xương gò má, trán hoặc sống mũi. Đau thường nặng lên khi cử động đầu đột ngột hoặc gắng sức. Cần phải điều trị các trường hợp nhiễm trùng xoang này.

10. Cúm: uống thuốc kháng virút thật sớm

Bệnh cúm có thể rất nặng, nhưng thuốc kháng vi-rút có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn và rút ngắn thời gian bệnh lại 1-2 ngày, nếu uống trong 48 giờ đầu. Thuốc không kê đơn cũng có thể giảm một số triệu chứng cúm như ho và nghẹt mũi. Đọc kĩ nhãn thuốc và hướng dẫn sử dụng để hiểu những gì bạn đang dùng và làm thế nào để dùng nó.

11. Cảm lạnh: Thuốc không kê đơn có thể làm giảm triệu chứng

Các loại thuốc như chống nghẹt mũi giảm ho và kháng histamine có thể cải thiện triệu chứng nghẹt mũi ho và sổ mũi Acetaminophen (paracetamol), ibuprofen, hoặc naproxen có thể giúp giảm đau mình hoặc đau đầu

Đọc kĩ các thành phần hoạt động (dược lực học) và cảnh báo trên tất cả các nhãn sản phẩm. Nhiều loại thuốc hocảm lạnh có chứa giống thành phần, vì vậy bạn có nguy cơ bị ngộ ngộc thuốc do quá liều một thành phần nào đó. Sử dụng aspirin để điều trị cúm thì phải coi chừng hội chứng Reye ở trẻ dưới 18 tuổi. Bạn cũng cần báo với bác sĩ trước khi muốn sử dụng aspirin cho trẻ em

Đỗ Thị Hân

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới