Những mối quan hệ đặc biệt giữa Mẹ và con gái không phải ai cũng biết

Thứ tư, 14:37:08 04/07/2018
Bạn không thể chịu đựng được khi sống cùng mẹ, nhưng không thể không có bà là một trong 4 kiểu quan hệ thường thấy giữa mẹ và con.

1. Mẹ là người bạn thân thiết nhất

Mối quan hệ của hai mẹ con có thể khiến người ngoài không khỏi ngạc nhiên hay thậm chí lầm tưởng hai người là chị em khi mặc chung quần áo. Người mẹ luôn tham gia vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của con gái, kể cả những việc hầu hết chúng ta đều muốn tách biệt khỏi phụ huynh. Bạn và mẹ đi mua sắm đi chơi cùng nhau và sẵn sàng chia sẻ với nhau mọi điều.

Chuyên gia tâm lý Wendy Bristow cho biết 'Việc cố gắng trở thành bạn tốt nhất của con hoặc coi mẹ là người bạn tâm giao không thực sự là điều tốt nhất. Bởi điều này đồng nghĩa với việc con chưa học được tách rời cha mẹ ra để trưởng thành. Yêu thương mẹ rất nhiều và luôn muốn ở cạnh họ không có gì sai nhưng bạn không thể mãi mãi là một đứa trẻ trong mắt cha mẹ'. Có hai giai đoạn quan trọng để con học cách tách ra khỏi cha mẹ là khi trẻ chập chững biết đi và tuổi trưởng thành, nếu trong hai giai đoạn này, con vẫn hoàn toàn dựa dẫm vào mẹ thì không bao giờ trở nên độc lập.

Wendy còn cho biết thêm về mối quan hệ kiểu này: 'Có thể người mẹ không muốn chấp nhận tuổi tác khác biệt của mình và điều này không thực sự là tốt. Bạn cần mẹ đóng vai trò hỗ trợ và làm mẹ Đồng thời, người mẹ cũng cần có cuộc sống riêng theo đúng thế hệ của mình. Bạn cần không gian riêng dành cho nửa kia và người mẹ của bạn có thể ghen tị với chồng bạn hoặc can thiệp quá sâu vào đời sống tình cảm lứa đôi. Để có một mối quan hệ tốt đẹp với nửa kia, người mẹ cần đứng đằng sau hỗ trợ'.

2. Giữ liên lạc quá thường xuyên

Con gái thường xuyên gọi điện thoại cho mẹ hàng tuần khi sống ở xa, chẳng hạn như ở một thành phố khác. Hai mẹ con có mối quan hệ rất tốt nhưng người con sẽ coi mẹ là một cá thể độc lập và lựa chọn thông tin khi chia sẻ với mẹ. Tách rời khỏi cha mẹ và sống độc lập là hoàn toàn bình thường. 'Nếu bạn giữ liên lạc với cha mẹ một lần mỗi tuần khi sống ở xa, điều này là hoàn toàn ổn. Đó là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ bền vững và không ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giữa bạn và mẹ chỉ tồn tại khoảng cách địa lý? Nếu bạn có chuyện không vui xảy ra, bạn có gọi cho mẹ nhiều hơn 1 lần?'.

Emma, một kĩ sư 43 tuổi, từ Shropshire cho biết mình thường xuyên gọi điện thoại cho mẹ vào cuối tuần. 'Chúng tôi rất yêu quý nhau nhưng đây là một mối quan hệ xa cách và khó khăn. Tôi thường gọi điện thoại để hỏi thăm mẹ. Bà sẽ nói về bản thân không ngừng trong 40 phút rồi mới hỏi tôi thế nào. Và khi tôi vừa nói ‘Đầu gối của con bị đau’ thì bà sẽ tiếp tục kể lể rằng đầu gối mình cũng bị đau Tôi nói 'Mẹ lại nói về mình rồi'. Bây giờ tôi cảm thấy mình có thể thành thật hơn với mẹ và mối quan hệ của chúng tôi trở nên tốt đẹp hơn. Tôi biết mẹ cũng rất tự hào về mình'.

3. Không thể sống cùng mẹ nhưng cũng không thể sống thiếu

Không thể sống cùng mẹ nhưng cũng không thể sống thiếu mẹ (Ảnh minh họa: Internet)

Không thể sống cùng mẹ nhưng cũng không thể sống thiếu mẹ (Ảnh minh họa: Internet)

Mối quan hệ giữa Dawn French và Billie là kiểu quan hệ này. 'Mối quan hệ của chúng tôi rất kỳ lạ khi cùng trải qua những giây phút hòa bình, mâu thuẫn vặt lẫn chiến tranh. Chúng tôi thường hòa thuận với nhau nhiều hơn nhưng không phải không có chiến tranh. Đôi khi tôi không thích con gái mình và ngược lại, nó cũng không chịu được tôi, nhưng chúng tôi vẫn vượt qua thời điểm khó khăn đó', người mẹ cho biết.

Họ sống cách xa nhau khoảng 12 phút lái xe. 'Chúng tôi không thể sống chung với nhau, sẽ có chiến tranh nổ ra nhưng phải sống gần nhau'.

Những cặp mẹ con thế này sẽ cảm thấy thiếu vắng nếu sống không có nhau mặc dù đôi khi họ làm đối phương tức giận Chuyên gia đánh giá đây là một ví dụ điển hình cho mối quan hệ tốt đẹp giữa mẹ và con cái.

Người mẹ cho biết 'Con tôi không muốn đọc sách cùng tôi hay đi du lịch cùng tôi. Con tôi thuộc kiểu người khác'. Chuyên gia nói 'Mong muốn của người mẹ này là có đứa con thích đọc sách cùng mình nhưng thực tế không đạt được điều đó. Đây chính là thực tế của việc làm cha mẹ. Bạn muốn chia sẻ sở thích với con nhưng chúng khác với bạn và trong một mối quan hệ tốt đẹp, bạn cần học cách chấp nhận khác biệt'.

Những mâu thuẫn nảy sinh cũng không phải là xấu, thậm chí còn tốt hơn là vờ như bất đồng không tồn tại. Mâu thuẫn là tự nhiên nhưng điều quan trọng là tình cảm giữa hai người có thể dung hòa điều đó, bạn có thể cãi cọ, làm hòa và tiếp tục yêu thương nhau.

4. Mẹ như người giúp việc

Đây là kiểu quan hệ đôi bên cùng có lợi khi người mẹ giúp chăm sóc con cái khi bạn bận làm việc hoặc muốn có thời gian xả hơi. Bà rất thích việc trông cháu còn bạn thì được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đôi khi người mẹ sẽ cảm thấy công sức của mình không được trân trọng và đôi khi bạn thường ỷ lại, đẩy trách nhiệm cho bà.

'Trong thời kì trước, đây sẽ được gọi là gia đình Nhưng hiện nay, nó ít xảy hơn. Khi bạn bận làm việc, mẹ bạn giúp chăm sóc con cái là điều vô cùng tuyệt vời'.

Naomi, 65 tuổi, đã chăm sóc cháu ngoại từ khi nó mới sinh đến năm 7 tuổi cho biết: 'Tôi quá già để làm việc này. Tôi rất mệt mỏi Đã đến lúc tôi phải nói với con gái mình rằng tôi không muốn đảm đương nữa. Tôi cảm thấy nó đang ỷ lại vào mình'.

Một khía cạnh khác của mối quan hệ kiểu này đó là khi người mẹ thay con đảm đương việc chăm sóc con cái, bạn sẽ có thể mất đi tiếng nói của mình với tư cách là một người mẹ. Bạn có thể thấy được những phản ứng của trẻ kiểu như 'Bà ngoại sẽ cho con ăn kẹo đến chán thì thôi'. Tuy nhiên, một mối quan hệ mẹ - con gái tốt đẹp sẽ giúp bạn có cơ hội để trao đổi về vấn đề này và tìm cách tháo gỡ. 

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:55 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới