Tết Nguyên Tiêu - Chuẩn bị mâm cơm cúng Rằm bao gồm những gì?

Thứ bảy, 02:30:07 20/10/2018
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu là ngày chính rằm rất quan trọng trong phong tục Việt Nam Đối với người phương Đông thì việc chuẩn bị mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ cũng thể hiện tấm lòng thành kính con cháu dâng lên ông bà, tổ tiên.

Mâm cơm cúng ngày Rằm tháng giêng trên ban thờ Phật

Người Việt Nam có câu "Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng". Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngày Tết Nguyên tiêu trong đời sống tâm linh của người Việt. Chính vì vậy mà vào ngày lễ này, các gia đình thường rất cẩn thận trong việc sắm lễ cúng. Nhiều người còn lên chùa cầu may mắn bình an rồi mới làm mâm cơm cúng Phật tại nhà. Theo T.S Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết, bắt buộc phải có hương hoa oản quả.

Nên có mâm cơm chay cúng ngày Rằm tháng giêng

Lễ vật dâng cúng Rằm sẽ có thêm chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu Ngày nay, nhiều người dân cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay còn là một cách hướng tới sự thanh tịnh, cân bằng, an yên trong tâm hồn.

Mâm cơm cúng ngày Rằm tháng giêng ban thờ gia tiên

Với những gia đình không theo đạo Phật, mâm cơm cúng ngày Rằm tháng giêng trên ban thờ gia tiên thường là mâm lễ mặn, khá giống mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa. Với nhà khá giả có thể có nhiều hơn.

4 bát gồm bát ninh măng, bát canh bóng, bát canh miến, bát canh mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào dưa muối đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

Mâm cơm mặn cúng Rằm tháng giêng  

Trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
Ngày rằm tháng Giêng còn được coi là Tết muộn, bởi dư âm của những ngày Tết Nguyên Đán vẫn còn và nhiều gia đình vẫn tiếp tục ăn Tết, gói bánh chưng, chơi mai hay đào nở muộn. Đây cũng là dịp để những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn tết "bù".

Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật, có gia đình cúng thổ công, thần tài hoặc cúng âm hồn...Giờ "chuẩn" để cúng rằm tháng Giêng, theo quan niệm dân gian, thích hợp và chính xác nhất là thường cúng vào giờ Ngọ.

Nghi thức cúng Rằm nên tiến hành vào giờ Ngọ

Đã từ lâu trong tâm thức người Việt, ngày Rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cách cúng Rằm tháng Giêng của người dân cũng ít nhiều thay đổi. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả vẫn là tâm thành dâng kính. Mâm cao cỗ đầy là điều tốt, nhưng lễ cúng phải đi cùng với tâm thức luôn hướng về cội nguồn và ghi nhớ ơn sâu của tổ tiên đã để lại. Có như vậy thì nghi thức cúng Rằm mới có được ý nghĩa trọn vẹn.

 

Mai Hương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:39 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:45 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới