Lý giải việc "cúng quanh năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng"

Thứ sáu, 03:30:11 25/01/2019
Các cụ ngày xưa có câu "Cúng quanh năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng". Lý giải cho phong tục cúng Rằm tháng Giêng, hãy cùng tìm hiểu theo bài viết dưới đây.

Cội nguồn của Tết Nguyên tiêu và tục cúng Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu mong quanh năm để cầu nguyện sự an lành cho bản thân và gia đình

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười). Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ tết quan trọng nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Nhiều tài liệu viết phong tục này bắt nguồn từ thời Tây Hán ở Trung Quốc với lễ hội rước đèn lồng long trọng. Chính vì thế, có nơi gọi Tết Nguyên Tiêu là Lễ hội lồng đèn hay hội hoa đăng. Ngày nay ở nhiều thành phố có người gốc Hoa sinh sống đều có tổ chức Tết Nguyên Tiêu long trọng. Ở Hội quán Phúc Kiến (đường Trần Phú, Phường Minh An, thành phố Hội An, Quảng Nam) là một ví dụ. Tại sông Hoài – Hội An, tối 14 âm lịch hàng tháng cũng đều tổ chức thả đèn hoa đăng cầu may.

 Đôi tình nhân người Australia chuẩn bị thả hoa đăng mong cầu may mắn.

Đôi tình nhân người Australia chuẩn bị thả hoa đăng mong cầu may mắn.

Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng. Vào dịp rằm tháng giêng, bà con nông dân khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, nên tối ngày 15/1 âm lịch là thời điểm ra đồng ruộng tập trung cỏ khô, lá khô, châm lửa tiêu hủy sâu bọ.

Rằm tháng Giêng và Phật giáo

Một số ý kiến khác cho rằng Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo. Vào ngày này, chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Bởi vậy, những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đến đức Phật.

Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Ngày này đức Phật thông báo giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa. Lúc đức Phật ở Trúc Lâm tịnh xá (thành phố Ràjagaha), 1250 vị thánh Tăng tự tập trung về ngồi vây quanh đức Phật lắng nghe bài kinh Giải Thoát Giáo.

Đức Phật đã tuyên bố đạo tròn viên mãn sau khi chứng đạo quả dưới cội Bồ đề. Ngài đã dành 45 năm đi nhiều nơi thuyết pháp. Ở tuổi 80, đức Phật quyết định chọn thị trấn nhỏ Kusinara viên tịch.

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Ngày Pháp Bảo cùng với ngày Phật Bảo (đại lễ Rằm tháng Tư) và ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười).

Rằm tháng Giêng trong truyền thống Phật giáo Nam tông là lễ Cúng dường đức Phật đầu năm, mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc.

Ngày nay, nhiều chùa lạm dụng ngày lễ vía tưởng niệm 48 lời thệ nguyện rủa đức Phật A Di Đà , giáo chủ cõi Tịnh Độ thành ngày lễ Cầu an cho tín hữu cũng như dâng sao giải hạn. Như vậy, người lãnh đạo tôn giáo đã làm sai lệch ý nghĩa và chân lý của Đạo. Họ đã thế thục hóa chân lý tánh “Không” của Phật giáo.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới