Vì sao có những người luôn nóng phừng phừng, da sờ lúc nào cũng như da gà?

Thứ tư, 09:00:07 23/09/2020

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, nóng đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi người cảm nhận khác nhau.

Trước hết, là chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không cân đối, chỉ ăn kiêng, như mùa hè chỉ ăn quả ngọt, bữa ăn ít chất xơ, rau, uống không đủ nước. Vì thế, việc cung cấp dinh dưỡng không cân đối nên quá trình chuyển hoá xảy ra không bình thường, tạo cho chúng ta cảm giác bị nóng trong người chứ không phải do thực phẩm đó gây nóng.

Trong lĩnh vực dinh dưỡng, khi uống canxi mà uống không đủ nước thì cũng thấy nóng trong người. (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, do sử dụng chất kích thích như: Lạm dụng rượu bia, cà phê làm tăng nhịp tim, tăng quá trình chuyển hóa dẫn đến toả nhiệt cơ thể nhiều hơn, làm chúng ta có cảm giác nóng trong người, không phải do thực phẩm gây nóng.

Bên cạnh đó, do sử dụng thuốc, một số thực phẩm chức năng (một phần chữa bệnh, một phần như thực phẩm) cũng gây cảm giác nóng trong, thường liên quan thuốc kháng sinh, giảm đau… rất dễ đưa lại cảm giác nóng trong người. Chúng ta cũng cần lưu ý tác dụng không mong muốn của thuốc rất khác nhau có thể xuất hiện ở người này mà không xuất hiện ở người khác.

PGS.TS Lê Bạch Mai dẫn chứng: Trong lĩnh vực dinh dưỡng, khi uống canxi mà uống không đủ nước thì cũng thấy nóng trong người. Hay một số uống sắt có biểu hiện tiêu chảy một số bị táo bón, thường đổ cho nóng nhưng đôi khi là do sử dụng thuốc chưa đúng liều, cần điều chỉnh liều để bớt cảm giác nóng người.

Một số nguyên nhân khác như: Bệnh lý khiến nhiều người có cảm giác nóng. Chẳng hạn: Sốt có người cảm sốt rét run, có người thấy nóng không chịu được. Đặc biệt, là bệnh tăng huyết áp, người bệnh thấy phừng phừng nóng trong người, Người có bệnh lý cường giáp- tuyến giáp tiết nhiều hormone nhất là thyroxine thúc đẩy quá trình tăng chuyển hoá, tăng thân nhiệt, người gầy đi, da sờ lúc nào cũng như da gà, nóng trong người.

Còn theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, dưới góc nhìn của y học phương đông, nóng trong người chủ yếu đến từ sự suy yếu của phủ tạng, đặc biệt là hệ thống thải độc như gan, thận.

Khi các cơ quan này suy yếu chất độc không được đào thải khi chất độc bị tích tụ có thể dẫn đến mụn nhọt hoặc triệu chứng khác liên quan. Một số người trung tuổi có rất nhiều bệnh lý mãn tính không lây nhiễm và lúc đó hệ thống thải độc yếu đi, vì thế những người này chúng ta thường thấy than phiền về nóng trong người

Ngoc Diệp
TAGS:

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:19 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới