Trị mụn trứng cá "hậu" dậy thì như thế nào cho hiệu quả nhất?

Thứ Hai, 18:17:11 12/11/2018
Sự lạc quan, thoải mái trong cuộc sống là yếu tố quan trọng giúp cải thiện nhiều rối loạn, trong đó có chuyện nổi mụn.

Câu hỏi: Thưa bác sĩ! Cháu là nữ năm nay 20 tuổi, trước đây khi dậy thì mặt cháu không có mụn nhưng mấy tháng nay mặt cháu lại nổi rất nhiều mụn. Vậy cháu phải làm thế nào để hết mụn ạ?

Trả lời:

Chào cháu,

Thay đổi nội tiếttuổi dậy thì không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra mụn. Mụn còn gặp do những yếu tố sau đây:

- Môi trường ô nhiễm khói bụi độc hại nhiều, thời tiết nóng ẩm cũng khiến cho bề mặt da dễ nổi mụn dị ứng

- Thường xuyên sử dụng các đồ ăn uốngchất kích thích như cà phê rượu thuốc lá đồ cay cũng làm mụn phát triển nhanh chóng.

- cuộc sống căng thẳng và áp lực công việc cũng là nhân tố kích thích gây mụn.

- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp và chất lượng không đảm bảo cũng sẽ làm cho da bị kích ứng và sinh ra mụn. Đặc biệt là các sản phẩm làm trắng da khiến da mỏng, yếu đi, vì thế mà gây mụn 'phản vệ' trên da.

Có thể làm giảm nổi mụn bằng cách:

- Ăn uống điều độ: Không lạm dụng những gia vị cay nóng như tiêu ớt hành tỏi hoặc thức uống có tính kích thích như cà phê, trà.

- Uống nhiều nước: Ăn nhiều rau quả, trái cây để tăng cường thêm chất bổ dưỡng và tránh táo bón

- Tránh lo lắng, phiền muộn: Sự lạc quan, thoải mái trong cuộc sống là yếu tố quan trọng giúp cải thiện nhiều rối loạn, trong đó có chuyện nổi mụn.

- Rửa mặt hàng ngày khoảng 4-5 lần với nước thường hoặc nước pha muối (pha 1-2 muỗng cà phê muối ăn vào 1 lít nước).

- Lưu ý nếu thấy loại sữa rửa mặt nào không thích hợp với da, làm mụn nổi nhiều hơn thì cần tránh dùng loại đó.

- Luôn đội mũ khi ra nắng.

- Không nên thường xuyên mân mê, nặn bóp mụn vì dễ gây nhiễm trùng và có thể để lại sẹo xấu.

Mụn thường gặp ở tuổi trẻ nhưng vẫn có thể kéo dài đến 40-50 tuổi. Khi mụn tiến triển dai dẳng và mức độ viêm nhiễm nặng, có khi phải dùng đến thuốc trị mụn.

Việc sử dụng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Do đó nếu đã loại trừ những yếu tố gây mụn mà mụn vẫn không hết thì em nên đi khám chuyên khoa da liễu để có hướng dẫn điều trị cụ thể.

Chúc em luôn khỏe!

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới