Phổi là gì? Chức năng của phổi và cấu tạo phổi

Thứ sáu, 16:46:04 19/10/2018

Phổi là gì?

Phổi nằm trong lồng ngực có tính chất đàn hồi, xốp và mềm, là một bộ phận quan trọng với chức năng chủ yếu là trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. Phổi đưa oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và dioxit cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi để lưu trữ máu

Tổng quan cấu tạo phổi

Phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn xung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan, dạ dày, lá lách.

Cấu tạo của phổi

Giữa hai buồng phổi là khí quản được coi là ống dẫn khí chính. Khí quản phân ra hai nhánh phế quản chính. Quả tim nằm giữa hai phổi, hơi trệch về bên trái. Buồng phổi bên trái có 2 thùy, bên phải có 3 thùy. Mỗi buồng phổi có một phế quản chính, một động mạch và hai tĩnh mạch Những ống dẫn này chia giống như nhánh cây lớn chi chít ở giữa ngực đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi, kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết

Chức năng của phổi

Chức năng của phổi là làm nhiệm vụ chính trao đổi khí do các mao mạch ở phế nang tạo thành mạng lưới dày đặc. Dung tích lớn nhất của phổi bình quân khoảng 5000 ml khi hút vào. Các mao mạch ở phế nang tạo thành một mạng lưới dày đặc, làm nhiệm vụ trao đổi khí – chức năng chính của phổi. Cùng đi với mạch máu là các dây thần kinh điều khiển các cơ trơn phế quản, làm cho phế quản giãn ra hoặc co lại.

Tuy nhiên, chức năng của phổi không chỉ là trao đổi khí oxy và CO2 toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài. Bên cạnh đó, mỗi tế bào phổi đảm nhận những chức năng cực kỳ quan trọng, giúp cho cơ thể duy trì cuộc sống Tế bào biểu mô (phủ lên toàn bộ lòng phế nang, phế quản) và tế bào nội mô (phủ lên nền mạch) như một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhiều vào mô kẽ (tổ chức liên kết giữa màng phế nang và mao quản), tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng. Trong mô kẽ có các tế bào miễn dịch chúng tăng số lượng khi có bệnh lý, tạo kháng thể giúp chống vi khuẩn và tăng sức chống đỡ của cơ thể. Xác bạch cầu cùng với xác vi khuẩn chết được bài tiết ra ngoài dưới hình thức đờm.

Chức năng của Phổi

 

Không nên để cơ thể nhiễm lạnh, tránh tiếp xúc với môi trường không khí độc hại như hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá là những cách để bảo vệ cho lá phổi của bạn luôn luôn được khỏe mạnh. Do phổi là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên dễ bị virus vi khuẩn xâm nhập gây ho khan, ho có đờm khó thở dẫn đến các bệnh lý như viêm phổi  viêm phế quản viêm phế quản mãn tính  bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính lao phổi Ngoài ra, cũng hết sức quan tâm đến chế độ ăn uống cũng như dinh dưỡng hàng ngày, kết hợp với luyện tập thể dục thể thao hợp lý, cũng giúp cho phổi của bạn hạn chế được tác nhân gây bệnh và tăng nặng bệnh.

Thùy Chi

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:55 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới