Giải đáp thắc mắc: Làm gì với trẻ nhỏ chậm nói?

Thứ bảy, 12:40:08 12/01/2019
Câu hỏi 1: Thưa Bác sĩ! Con em được 24 tháng nhưng bé chậm nói, chỉ nói được vài từ như ba, bò ,bà. Cái gì bé cũng biết hết như bé rất quậy phá. Bé có phải bị bệnh tự kỷ không Bác sĩ?

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai, Bộ Y tế, trả lời:

Chào em,

Tất cả trẻ nhỏ trước 24 tháng đều nói được 25 từ cơ bản. Nếu trẻ không nói được có thể được coi là chậm nói.

Chậm nói có thể là một dấu hiệu tạm thời ở một số trẻ và sau một thời gian trẻ sẽ có thể tự nói được. Như vậy ở thời điểm hiện tại như em mô tả, con em 24 tháng đã nói được vài từ thì cũng chưa khẳng định là chậm nói thật sự.

Chậm nói có thể là một dấu hiệu tạm thời ở một số trẻ

Chậm nói có thể là một dấu hiệu tạm thời ở một số trẻ

Trẻ chậm nói đơn thuần là do rối loạn phát triển ngôn ngữ. Nguyên nhân của nó cũng giống như mọi dạng khuyết tật nặng khác, không nhận dạng được. Có thể do những rối loạnh trong quá trình người mẹ mang thai cũng như phát triển của trẻ.

Những nguyên nhân thực thể ở trẻ như trẻ sinh non sốt cao co giật bị ngã chấn thương... Tuy nhiên nếu tình trạng này không được cải thiện cho tới khi con em trên 24 tháng thì cũng cần phải nghĩ tới các nguyên nhân khác vì chậm nói cũng có thể là một dấu hiệu báo của các rối loạn khác ở trẻ.

Tuy nhiên em cần theo dõi thêm và nếu cháu trên 24 tháng mà vẫn chậm nói hoặc có bất kỳ hành vi nào dưới đây:

- Không thích bố mẹ vuốt ve.

- Không đáp lại hoặc không có vẻ chú ý đến sự có mặt của bố mẹ và mọi người xung quanh.

- Có vẻ không quan tâm đến một số âm thanh, ví dụ không đáp ứng khi em gọi tên cháu.

- Không quan tâm đến đồ chơi nhưng thích chơi với đồ vật trong nhà.

- Có vẻ không biết sợ, không biết đau

- Cười vô cớ.

- Nói những từ hoặc câu không phù hợp với hoàn cảnh.

- Ngừng nói sau một thời gian đã biết nói từ ‘mẹ’ ‘bà’ ‘bố’.

Việc khám cho trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ là hết sức cần thiết. Nếu trẻ chỉ bị chậm nói đơn thuần thì bố mẹ cũng sẽ có cách can thiệp sớm, giúp cho trẻ không bị ‘tụt hậu’ về phát triển ngôn ngữ, tránh cho trẻ không bị rơi vào nguy cơ bị chậm phát triển trí tuệ Còn nếu trẻ bị tự kỷ thì cha mẹ cần quan tâm điều trị. 

Hiện nay tại khoa Phục hồi chức năng của bệnh viện Nhi TƯ tiến hành can thiệp theo 4 hình thức sau:

- Thứ nhất là can thiệp tại gia đình Bác sĩ mời cha mẹ và trẻ vào viện. Tại bệnh viện kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn cho cha mẹ cách can thiệp. Có thể thông qua đồ chơi, giao tiếp giữa những người trong gia đình... để huấn luyện về mặt ngôn ngữ.

- Sau đó trẻ có thể 1 tháng hoặc 3 tháng quay lại tái khám, tuỳ vào mức độ. Can thiệp ở mức độ thứ 2 là cho con đi học mẫu giáo bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ phải quan tâm hơn, nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy ngôn ngữ của trẻ phát triển.

- Can thiệp mức độ thứ 3 là nếu thấy trẻ nói rất chậm so với tuổi (ví dụ 4 tuổi mà chẳng nói gì) thì trẻ lại cần phải có một cô một trò, gọi là can thiệp tích cực.

- Can thiệp mức độ thứ 4 là kết hợp cả một cô giáo về ngôn ngữ, một nhà tâm lý và bác sĩ. 

Chúc cháu sớm biết nói!

Câu hỏi 2: Chào! Con trai tôi năm nay 26 tháng tuổi cháu nặng 11,5kg, cao 90cm. Cháu ăn kém, ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa chỉ khoảng lưng bát cơm và uống sữa. Nhưng cháu mới nói được 1 từ 1 lần, 1 số từ như bà, mẹ, bố... khi được bố mẹ dỗ cháu mới nói, ít ghép được 2 từ 1 câu.

Cháu hay nói nhưng nói kém không rõ từ, chỉ ê a là nhiều. So với 1 số bạn cùng tuổi bạn đã nói tốt, hát, đếm số. Tôi rất lo lắng con tôi chậm nói, đi đôi với chậm phát triển trí tuệ. Cháu chỉ ở cùng bố mẹ và đi mẫu giáo từ tháng 18 tháng, không ăn trưa ở trường. Xin Bác sĩ tư vấn cho cách chăm sóc, dạy cháu chóng biết nói. Và chăm sóc cho cháu phát triển thể chất tốt hơn. Tôi xin cảm ơn!

ThS. Chu Văn Điểu, Bệnh viện Tâm thần TƯ, trả lời:

Chào bạn,

Bạn nói là con bạn bị chậm phát triển trí tuệ. Tôi xin trao đổi với bạn như sau:

Chậm phát triển trí tuệ được chia làm 5 mức độ:

- Chậm phát triển mức độ nhẹ: Thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 80%.Người bệnh có thể phát triển các khả năng về quan hệ xã hội ở giai đoạn trước tuổi đi học, có những thiếu sót về giác quan vận động và thường khó phân biệt với trẻ bình thường lúc còn bé. Có thể theo học đến lớp 6, khi trưởng thành có khả năng nghề nghiệp đủ để tự lập.

- Chậm phát triển trí tuệ mức độ trung bình: Chiếm tỉ lệ 12%. Ở giai đoạn trước tuổi đi học, người bệnh có thể nói hoặc học cách quan hệ nhưng ít hiểu thấu đáo các quy tắc xã hội. Có thể hướng dẫn để tự chăm sóc bản thân, học nghề và ít khi học hết lớp 2. Luôn cần sự hướng dẫn và giúp đỡ.

- Chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng: Chiếm tỉ lệ 7%. Ở giai đoạn trước tuổi đi học, người bệnh kém phát triển về vận động và ngôn ngữ, rất ít hoặc không có khả năng giao tiếp. Có thể học nói và biết những điều sơ đẳng. Cần phải giám hộ chặt chẽ.

- Chậm phát triển mức độ nghiêm trọng: Chiếm tỉ lệ 1%. Giai đoạn trước tuổi đi học có sự phát triển rất kém về chức năng giác quan vận động. Tiếp thu một cách tối thiểu những sự hướng dẫn và rất giới hạn về chăm sóc cơ thể. Luôn cần được chăm sóc và theo dõi trong các cơ sở y tế và giám hộ thường xuyên.

- Chậm phát triển trí tuệ không xác định mức độ: Người bệnh rối loạn nhiều mặt nặng nề, phải chăm sóc hoàn toàn.

Trên đây là 5 mức độ của chậm phát triển trí tuệ. Bạn thử đối chiếu xem con bạn ở mức độ nào?

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường được giáo dục và huấn luyện ở những cơ sở đặc biệt riêng với những phương pháp riêng. Không hiểu bạn sống ở tỉnh nào? Bạn hãy liên hệ với trạm y tể nơi bạn sống để tìm hiểu và liên hệ cho cháu theo học ở cơ sở giành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tới đó bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc và dạy cháu nói cũng như dạy cháu học tập nữa.

Chúc bạn thành công!

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:45 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới